Hạt vi nhựa - Thứ đang tàn phá sức khỏe chúng ta hằng ngày

Vấn đề về hạt vi nhựa ảnh hưởng tới sức khỏe con người được đề cập nhiều trong vài năm gần đây, nhất là sau tháng 3 năm 2022, khi mà các nhà khoa học Hà Lan đã tìm thấy nó trong 80% mẫu máu tình nguyện viên, làm dấy lên mối lo ngại về nó đối với sức khỏe chúng ta hơn bao giờ hết.

   Và để làm rõ cho vấn đề trên, chúng ta sẽ giải đáp 5 câu hỏi:

  • Hạt vi nhựa là gì?
  • Hạt vi nhựa ở đâu? 
  • Làm sao hạt vi nhựa có thể đi vào cơ thể ta?
  • Hạt vi nhựa tàn phá sức khỏe ta như thế nào?
  • Làm sao để giảm và tránh các rủi ro sức khỏe của hạt vi nhựa?
    1. Hvnha là gì?

          Vào năm 2004, một nhà khoa học người Anh tên là Richard Thompson sau khi tìm thấy nhiều mảnh nhựa có kích thước bằng hạt gạo ở bề mặt cây cỏ phía trên một bãi biển ở Anh, ông đã đưa ra một thuật ngữ mới là “Hạt vi nhựa” - Microplastics. Cụ thể, hạt vi nhựa được định nghĩa là các hạt có kích thước nhỏ hơn 5mm.

           Hạt vi nhựa được tạo ra bởi việc phân hủy rác thải nhựa trong môi trường tự nhiên đặc biệt là các đại dương như túi nilon, quần áo, lốp xe,... thành từng sợi, từng hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, thậm chí là kích thước nano với những ghi nhận về hạt vi nhựa nhỏ hơn 10µm trong mô tĩnh mạch chân người.

2. Hvnha ở khắp nơi xung quanh chúng ta.

  Nhựa ở đây hay còn gọi là các chất dẻo, nó cũng là thành phần của nhiều đồ vật xung quanh chúng ta như bao bì, chai lọ, hộp, đồ vệ sinh cá nhân, điện thoại, cây bút, kẹp tài liệu, vật liệu xây dựng thậm chí là bình sữa của trẻ sơ sinh cùng vô vàn mọi thứ xung quanh. Và cũng đừng nhầm lẫn là khi chúng ta vứt đi nhựa mới bắt đầu phân hủy, chúng phân hủy ngay cả khi ta sử dụng, bạn có thể đoán được những gì sắp diễn ra chưa. Có thể bạn chưa biết, một vết xước nhỏ trên chảo chống dính cũng có thể giải phóng 9 100 hạt vi nhựa. Đến đây ta có thể thấy bao quanh cuộc sống chúng ta là nhựa, rất nhiều nhựa. Như đã nói ở trên, nhựa không giống các chất hữu cơ khác, nó phân hủy ra các hạt vi nhựa. Như vậy, bao quanh chúng ta có thể nói là vô số hạt vi nhựa. Để chứng minh cho điều này, qua nhiều cuộc thăm dò các nhà khoa học phát hiện hạt vi nhựa có mặt từ từ bề mặt rãnh Mariana đến đỉnh Everest, cũng tức là từ nơi thấp nhất đến cao nhất của bề mặt Trái Đất, một mức thật sự đáng báo động.

3. Cách mà Htvinha đi vào cơ thể chúng ta.

   Hạt vi nhựa ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, không khí ta hít vào thực phẩm chúng ta ăn, rất nhiều thứ đều chứa vi nhựa. Từ những năm đầu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lượng lớn hạt vi nhựa trong hệ tiêu hóa các loại hải sản, đặc biệt là các lại hải sản có vỏ, khác với tôm cá thì khi ăn chúng ta có thể bỏ ruột đi thì ta thường ta thường chỉ bỏ đi vỏ của chúng. Ngoài ra, có một thực tế là các hạt vi nhựa rất mảnh, và nhỏ, chúng có thể dễ dành từ rác thải nhựa khuếch tán vào không khí chỉ bằng một cơn gió, hay vào nước và đất. Từ đó, những hạt này dễ dàng bám vào thực phẩm ta ăn hàng ngày như rau xanh, thịt cá, nước uống rồi đi vào cơ thể ta theo đường tiêu hóa hay trực tiếp đi vào phổi ta qua việc hít thở. Thâm chí là không cần từ rác thải, hạt vi nhựa có thể từ đồ dùng hằng ngày của chúng ta như việc một em bé uống sữa bằng bình nhựa, và hạt vi nhựa theo sữa vào hệ tiêu hóa của bé.

4. Hvnha đang tàn phá sức khỏe của chúng ta mỗi ngày

  Mặc dù, chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về các rủi ro sức khỏe của hạt vi nhựa, nhưng chúng ta có thể điểm danh một và ảnh hưởng của hạt vi nhựa đã được chứng minh sau:

  • Hạt vi nhựa là phương tiện hoàn hảo để mang vi trùng vào cơ thể người. Khi ở ngoài môi trường tự nhiên, hạt vi nhựa rất dễ dàng mang theo vi trùng qua các con đường như tiêu hóa và hô hấp vào cơ thể con người.
  • Hạt vi nhựa có thể gây phản ứng kích thích và viêm nặng nề. Hạt vi nhựa rất khó bị phân hủy, khi vào niêm mạc ruột hay phổi, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ cố gắng loại bỏ nó nhưng điều này cũng mang lại một tác dụng phụ kèm theo đó là phản ứng kích thích và viêm kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 
  • Hạt vi nhựa có thể bám vào màng ngoài của hồng cầu, làm hạn chế khả năng vận chuyển oxi của máu. Ngoài ra còn gián tiếp đưa các hạt vi nhựa đến các cơ quan của cơ thể gây ra rủi ro tích tụ và gây tổn thương ở cấp độ tế bào. 

  Trên đây là một vài, tác hại của hạt vi nhựa đã được chứng minh và còn rất nhiều tác hại khác của hạt vi nhựa chưa được đề cập và tìm thấy nhưng có vẻ cũng đã đủ để chúng ta nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.

5. Chúng ta có thể làm gì để giảm và tránh các rủi ro sức khỏe của Hvnha.

  Ô nhiễm vi nhựa là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng đối với cả môi trường và sức khỏe con người vì khả năng phân tán rộng rải, khó bị phân hủy, và xâm nhiễm dễ dàng vào cơ thể. Nhưng thật không may, với công nghệ hiện tại, việc loại bỏ, tái chế hoặc phân hủy hạt vi nhựa một cách hoàn toàn là không có khả năng. 

  Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm việc tiếp cận của bản thân mình với vi nhựa bằng cách thay thể những thứ có thể những vật dụng nhựa bằng vật liệu thân thiện hơn như giấy, thủy tinh, gỗ,...

  Cải tạo môi trường để hạn chế nguồn phát tán hạt vi nhựa vì một tương lai tươi sáng hơn. Dễ dàng nhất là ta có thể đưa các vật dụng nhựa đi tái chế mà không phải thải ra môi trường.

Nguồn

  1. A. Dick Vethaak and Juliette Legler (2021). Microplastics and human health. Science, Vol 371, Issue 6530, pp. 672-674, DOI:10.1126/science.abe5041.
  2. Krixia Subingsubing (2023). Microplastics in Metro Manila air alarm scientists. INQUIRER.net. Retrieved: May 10, 2023, from: https://newsinfo.inquirer.net/1767094/microplastics-in-metro-manila-air-alarm-scientists.
  3. Sara Novak (2023). The Dangers of Microplastics in Humans. Discover. Retrieved: May 18, 2023, from: https://www.discovermagazine.com/health/the-dangers-of-microplastics-in-humans.
  4. Hồng Nam (2022). Hạt vi nhựa - nỗi ám ảnh với sức khỏe con người. VTC News. Retrieved: September  30, 2022, from: https://vtc.vn/hat-vi-nhua-noi-am-anh-voi-suc-khoe-con-nguoi-ar702998.html.
  5. Junliang Chen, Jing Wu, Peter C. Sherrell, Jun Chen, Huaping Wang, Wei-xian Zhang, Jianping Yang (2022). How to Build a Microplastics-Free Environment: Strategies for Microplastics Degradation and Plastics Recycling. Advanced Science, Volume 9, Issue 6, DOI:10.1002/advs.202103764.
  6. Heather A. Leslie, Martin JM van Velzen, Sicco H. Brandsma, A. Dick Vethaak, Juan J. Garcia-Vallejo, Marja H. Lamoree (2022). Discovery and quantification of plastic particle pollution in human blood. Environment International. Volume 167, Pages 107400, September 2022, DOI:10.1016/j.envint.2022.107199.