Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách hiệu quả để giúp mọi người cắt giảm lượng rượu của họ: bằng cách làm nổi bật nguy cơ ung thư đi kèm với nó và kết hợp điều đó với việc đếm từng đồ uống.
Nitrous oxide, hoặc khí cười, là một chất gây mê thông thường
Các phức hợp hòa hợp mô tổ chức chính(MHC) được biểu hiện trên bề mặt của các tế bào khỏe mạnh, để xác định chúng là tế bào bình thường và "tự" trình diện cho tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK). Các phân tử MHC cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc trình bày các kháng nguyên lạ, đây là một bước quan trọng trong việc kích hoạt tế bào lympho T và là một cơ chế quan trọng của hệ thống miễn dịch thích ứng.
Chấn thương mạch máu thận là một biến chứng hiếm gặp, với tỉ lệ gặp khoảng từ 6 – 14%; giả phình tĩnh mạch thận sau chấn thương bụng kín càng hiếm gặp hơn. Có nhiều phương pháp điều trị có thể được áp dụng, như bảo tồn, phẫu thuật, can thiệp nội mạch; tuy nhiên, những báo cáo trước đây chưa thể hiện được phương pháp điều trị nào là tối ưu cho trường hợp này. Xin báo cáo một ca bệnh giả phình tĩnh mạch thận sau chấn thương với kế hoạch điều trị được thay đổi, từ điều trị bảo tồn ở thời điểm tiếp cận đầu tiên, sang can thiệp nội mạch.
Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33456442/ Tác giả: Degu Abate, Nega Assefa Người dịch: Nguyễn Thị Hoàng Yến, Khoa Y, Đại học Duy Tân
Đau lưng là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau thắt lưng là hội chứng đau khu trú trong khoảng từ ngang mức đốt sống L1 đến nếp lằn mông. Đây là một tình trạng bệnh lý thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng, ước tính khoảng 80% người trưởng thành có đau thắt lưng. 50% bệnh nhân có thể khỏi đau trong vòng 2 tuần, nhưng có thể tái phát nhiều lần sau đó và từ 10 – 30% trong những người này chuyển thành đau thắt lưng mạn tính.
Những người bị tiền đái tháo đường có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch lớn khác cao hơn đáng kể so với những người có lượng đường trong máu bình thường, theo nghiên cứu được trình bày tại Phiên họp khoa học thường niên lần thứ 70 của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này sẽ là một lời cảnh tỉnh cho các bác sĩ lâm sàng và cả bệnh nhân trong việc cố gắng ngăn ngừa tiền đái tháo đường ngay từ đầu.
Những người nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin chiếm khoảng 1/100 phần trăm của những người đã được tiêm chủng. Các chuyên gia cho rằng điều này là do mặc dù vắc xin có tính bảo vệ cao nhưng chúng không hiệu quả 100%. Họ nói thêm rằng những người bị bệnh sau khi chủng ngừa có nguy cơ phải nhập viện thấp hơn nhiều. Thực tế là những người được tiêm chủng vẫn có thể nhiễm COVID-19 không phải là một điều ngạc nhiên. Và chắc chắn không có lý do gì để không tiêm phòng. Dự kiến sẽ có những trường hợp “đột phá” về COVID-19 ở những người được tiêm chủng. Điều đó không có nghĩa là các loại vắc xin hiện đang được sử dụng không có hiệu quả cao. Chúng có, chỉ là không hiệu quả 100%. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị bệnh ngay cả khi bạn được tiêm vắc-xin, nhưng nó cực kỳ hiếm
Nguồn: https://www.cdc.gov/media/releases/2021/fda-cdc-lift-vaccine-use.html Người dịch: BS. Nguyễn Thị Như Ly, Khoa Y – Đại học Duy Tân
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen để thay thế một gen hiện đại liên quan đến sự phát triển thần kinh bằng tổ tiên của nó được biểu hiện trong quần thể người Neanderthal / Denisovan. Gen đã được biểu hiện trong các organoids của não để nghiên cứu chức năng của nó. Kết quả nghiên cứu - được công bố trên tạp chí Science - đưa chúng ta đến gần hơn một bước để hiểu được bộ não con người hiện đại đã phát triển như thế nào.