SỰ BÀI TIẾT NƯỚC BỌT
Nước bọt bao gồm một sự bài tiết chấtdịch vàbài tiết chất nhầy. Các tuyến cơ bản của sự tiết nướcbọt là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dướilưỡi; thêm vào đó có rất nhiều tuyến nhỏ quanh miệng.Sự bài tiết nước bọt hàng ngày thường dao động trongkhoảng tử 800 - 1000ml.
Nước bọt bao gồm 2 typ bài tiết protein khác nhau:(1) Bài tiết huyết thanh bao gồm ptyalin (α-amylase ) là một enzyme tiêu hóa tinh bột, và (2) Bàitiết chất nhầy gồmmucin cho mục đích bôi trơn vàbảo vệ bề mặt đường tiêu hóa.Tuyến mang tai bài tiết gần như toàn bộ dạng chất dịch, trong khi đó thì tuyến dưới hàm vàdưới lưỡi bài tiết cả chất dịch và chất nhầy. Các tuyến quanh miệng thì chỉ bài tiết chất nhầy.Nước bọt có độ pH nằm trong khoảng 6.0 -7.0, là mộtkhoảng thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa của ptyalin.Sự bài tiết các ion trong nước bọt. Nước bọt bao gồmmột lượng lớn đặc biệt các ion K+ và HCO3- . Ngược lại,nồng độ của cả 2 ion Na+ và Cl- trong nước bọt lại thấphơn vài lần so với trong huyết tương. Có thể hiểu tạisao lại có những nồng độ đặc biệt này của các iontrong nước bọt thông qua giải thích về cơ chếbài tiết nước bọt.
Sự bài tiết của tuyến dưới hàm -một tuyến phức hợp điển hình bao gồm tiểuthùy và cácống dẫn nước bọt. Sự bài tiết nước bọt là một quá trìnhgồm 2 giai đoạn:Giai đoạn đầu tiên có sự tham gia củacác tiểu thùy, giai đoạn thứ hai có sự tham gia của cácống dẫn nước bọt. Tiểu thùy tiết ra chất tiết đầu tiên baogồm ptyalin và/hoặc chất nhầy nằm trong một dung dịchgiàu điện giải với nồng độ không khác nhiều so với dịchngoại bào điển hình. Khi chất tiết ban đầu này chảy quacác ống dẫn, 2 quá trình vận chuyển tích cực chủ yếudiễn ra làm thay đổi rõ rệt thành phần ion trong dịch tiếtnước bọt.
Đầu tiên, ion Na+ được tái hấp thu chủ động từ tấtcả các ống dẫn nước bọt và các ion K+ được tiết ra chủđộng để trao đổi lượng ion Na+. Do đó, nồng độ ion Na+ trong nước bọt bị giảm xuống một cách đáng kể trongkhi nồng độ K+ ngược lại tăng lên. Tuy nhiên, có sựtái hấp thu quá mức ion Na+ so với sự bài tiết ion K+,điều này sẽ tạo lên sự tích điện âm khoảng -70 millivoltstrong ống tiết nước bọt; sự tích điện âm này lầnlượt gây nên tình trạng ion Cl- bị tái hấp thu một cách bịđộng. Chính vì vậy, nồng độ ion Cl- trong nước bọt bịgiảm xuống rất thấp, phù hợp với sự giảm nồng độ ionNa+ trong các ống tuyến.
Thứ hai, HCO3- được bài tiết bởi các tếbào biểumô ống tiết vào trong lòng của ống. Sự bài tiếtnày ít nhất một phần được gây ra bởi sự trao đổi bị độnggiữa ion HCO3- và ion Cl- , nhưng cũng có thể gâyra một phần do quá trình bài tiết chủ động.
Kết quả thực của các quá trình vận chuyển này làdưới tình trạng nghỉ ngơi, nồng độ ion Na+ và ion Cl-trongnước bọt chỉ vào khoảng 15 m Eq /L, bằng khoảng1/7 đến 1/10 nồng độ của chúng trong huyết tương.Ngược lại, nồng độ của ion K+ lại vào khoảng 30m Eq /L, gấp 7 lần so với nồng độ của chúng trong huyếttương.Trong suốt quá trình bài tiết nước bọt ở cường độcao nhất, nồng độ các ion trong nước bọt cũng có thểthay đổi bởi tốc độ sảnxuất chất tiết đầu tiên bởi cáctiểu thùy có thể tăng gấp 20 lần trong điều kiện nghỉngơi. Dịch bài tiết của các tiểu thùy sau đó sẽ được dẫnvô cùng nhanh qua các ống tiết vì vậy sự điều chỉnhcác thay đổi dịch bài tiết tại đây bị giảm một cách đángkể. Do đó, một lượng dồi dào nước bọt được bài tiết ra,nồng độ muối NaCl vào khoảng 1/2 hoặc 2/3 nồng độcủa nó trong huyết tương, và nồng độ ion K+ tăng gấp 4lần so với nồng độ trong huyết tương.