Chuẩn bị tâm lý cho bé khi gia đình có thêm thành viên mới

Người dịch: ThS.BS Nguyễn Thị Khánh Linh

Chuẩn bị cho tâm lý cho bé

Việc sinh thêm một đứa con nữa mang lại rất nhiều thay đổi cho gia đình. Bố mẹ phải tốn rất nhiều năng lượng cho việc chào đón thành viên mới, khi bé con ra đời sự chú ý của gia đình phần lớn chú tâm vào việc chăm sóc em. Tất cả những sự thay đổi này là một điều bé khó chấp nhận, và thường các bé sẽ ganh tị với em của mình và thường thể hiện bằng cả thái độ lẫn hành động.[1][2]

Điều này cho thấy, bố mẹ cần chuẩn bị cho bé đóng góp vào sự có mặt của thành viên mới, bao gồm cả kế hoạch nói chuyện với trẻ về sự có mặt của em trong quá trình mang thai và chăm sóc em sau khi sinh.

Trong quá trình mang thai

Bố mẹ nên nói chuyện với bé về việc sắp có em, bố mẹ cần chú ý đến cảm xúc và sự hiểu chuyện của bé.

Nếu muốn bé có nhiều hứng thú với việc có em, bạn có thể nói về các chủ đề sau đây:[3]

-   Đưa ra các hình ảnh của thai nhi cho bé xem

-   Đọc sách về quá trình sinh nở (lựa chọn sách phù hợp với mức độ hiểu của bé)

-   Đưa bé đến thăm bạn bè có trẻ sơ sinh

-   Cùng bé đặt tên cho em

-   Đưa bé đi cùng khi khám thai, cho bé nghe tim thai, hay cho bé áp vào bụng nghe em đạp.

 

 

Lập kế hoạch trước khi sinh

Khi đến gần ngày sinh, bạn hãy lên kế hoạch để bé được vào thăm em và thảo luận kế hoạch này với bé.

Bố mẹ nên cân nhắc cho phép bé đến thăm mẹ và em trong bệnh viện càng sớm càng tốt sau khi em bé ra đời, lý tưởng nhất là khi không có vị khách nào khác ở bên cạnh – điều này giúp củng cố việc sinh nở như một sự kiện thân mật riêng của gia đình.[3]

Nếu bố mẹ có kế hoạch thực hiện bất kỳ thay đổi phòng để phù hợp với em bé thì hãy làm điều đó vài tuần trước ngày sinh.[3]

Nếu bé đang tiến gần đến cột mốc quan trọng, như hướng dẫn bé vệ sinh bằng bô hoặc chuyển bé ngủ từ cũi sang giường, hãy cố gắng thực hiện những thay đổi đó trước ngày dự sinh hoặc hoãn lại cho đến khi bé về nhà được một vài tuần.[3]

Khi đưa em về nhà mới

Khi đưa em về nhà, bố mẹ giúp bé điều chỉnh sinh hoạt theo những thay đổi. Bao gồm việc giúp bé tham gia càng nhiều càng tốt trong hoạt động hàng ngày liên quan đến em để bé không cảm thấy bị bỏ rơi.[2]

Nhiều bé muốn giúp chăm sóc em của mình, mặc dù sự “trợ giúp” đó có nghĩa là mỗi nhiệm vụ mất nhiều thời gian hơn, nhưng nó có thể cho bé có cơ hội tương tác với em một cách tích cực hơn và giúp bé gắn kết tình cảm và yêu thương em. Phụ thuộc vào tuổi của bé, các bé lớn sẽ muốn tham gia vào các hoạt động thay tã, đẩy xe, giúp mặc quần áo, tắm, nói chuyện hay hát cho em nghe.[1]

Nếu bé không có bất kỳ hứng thú nào với em thì bố mẹ đừng hoảng hốt và ép buộc bé, hãy cố gắng hỗ trợ bé tiếp xúc với em.

Bố mẹ nên tận dụng cơ hội để dành thời gian riêng cho bé mỗi ngày, thời gian đặt biệt này chỉ dành cho bé để có thể giúp bé giảm bớt sự ganh tị và tức giận về em. Sự xuất hiện của em bé mới là cơ hội tuyệt vời để các bố dành thời gian ở một mình với bé.[2]

Ba mẹ cần nhắc nhở người thân và bạn bè rằng những điều không nên nói với bé về em mình, như nói về việc phân chia tình cảm của bố mẹ dành cho em. Nếu người thân và bạn bè muốn giúp đở, họ có thể đưa bé đi tham gia hoạt động vui vẻ hoặc một điều gì đó đặc biệt để thể hiện yêu thương dành cho bé.[2]

Đối phó với cảm xúc của bé

Với tất cả những thay đổi mà một em bé mới đem lại, một số bé lớn có thể bị khó khăn khi chúng cố gắng điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Bố mẹ nên khuyến khích những bé nói cảm xúc của chúng về em, nếu bé không bày tỏ cảm xúc của mình, bố mẹ nên thử quan sát bé khi tiếp xúc với em. Nếu bé có những hành động như mè nheo, hay quấy khóc bạn không nên xem các hành vi đó là sai trái, hãy hiểu cho cảm xúc của bé. Tình yêu thương của bố mẹ sẽ giúp bé cân bằng lại cảm xúc.[1][2]

  1. https://www.webmd.com/women/prepare-children
  2. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/new-sibling/art-20044270
  3. https://childmind.org/article/preparing-child-new-sibling/