[Healthline] Bão Cytokine và COVID-19: Chúng có quan hệ như thế nào?

Biên tập: Huỳnh Lê Thái Bão

Công việc của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự gây hại của những chất ngoại lai và giữ cơ thể khoẻ mạnh. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch của bạn gây hại nhiều hơn là có lợi.

Bão cytokine xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn sản xuất ra quá nhiều  phân tử được gọi là cytokine. Những phân tử này hoạt hoá sự viêm và có thể kích thích hoạt động của những tế bào miễn dịch khác.

Bão cytokine có thể gây ra bởi bệnh lý miễn dịch, liệu pháp miễn dịch, và nhiễm trùng chẳng hạn như nguyên nhân gây ra COVID-19.

Hãy tiếp tục đọc để hiểu mọi thứ bạn cần biết về bão cytokine. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa bão cytokine và COVID-19.

Bão cytokine là gì?

Bão cytokine là một hiện tượng được mô tả lần đầu trong y văn vào năm 1993. Nó là một đáp ứng viêm không được kiểm soát gây ra bởi một số lượng quá mức các protein nhỏ được gọi là cytokine.

Thuật ngữ “bão cytokine” thường được sử dụng thay thế lẫn nhau với “hội chứng giải phóng cytokine” hay có thuật ngữ y khoa là “hypercytokinemia.”

Cytokine đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Một số loại cytokine hoạt hoá sự viêm và ra hiệu cho những tế bào miễn dịch khác tập hợp trong một phần nào đó của cơ thể.

Trong một cơn bão cytokine, có quá nhiều cytokine được phóng thích. Điều này dẫn đến kích thích những tế bào miễn dịch khác như tế bào T, đại thực bào, và tế bào giết tự nhiên.

Hoạt động không kiểm soát của những tế bào này có thể dẫn đến tổn thương mô, rối loạn chức năng tạng, và đôi khi là tử vong. Chúng thậm chí được xem như chịu trách nhiệm cho một lượng lớn người trẻ tử vong trong đại dịch cúm 1918.

Điều gì có thể dẫn đến bão cytokine?

Một cơn bão cytokine có thể gây ra bởi đáp ứng miễn dịch quá mức  với một thứ gì mà nó cảm thấy nguy hiểm. Đôi khi điều này có thậm chí có thể xảy ra ngay khi không có sự xuất hiện của những chất ngoại lai.

Bão cytokine có thể tiến triển từ một số lý do, như là:

  • Hệ thống miễn dịch cảm thấy nguy hiểm trong khi không có gì gây hại tồn tại.
  • Phản ứng của hệ miễn dịch lớn hơn mối đe doạ từ một chất ngoại lai.
  • Chất ngoại lai gây hại nhiều hơn khả năng kiểm soát của hệ miễn dịch, dẫn đến kéo dài đáp ứng của hệ thống miễn dịch
  • Hệ miễn dịch không được tắt đi đúng cách sau khi nó phá huỷ mối đe doạ.

Bão cytokine thường là kết quả của nhiễm trùng, nhưng có thể cũng được khởi phát bởi một số loại liệu pháp miễn dịch hay rối loạn tự miễn. Những tình trạng liên quan tới bão cytokine gồm có:

  • Liệu pháp miễn dịch, như liệu pháp chuyển tế bào T hay liệu pháp kháng thể đơn dòng
  • Nhiễm trùng và những bệnh lý chúng gây ra, bao gồm:
  • SARS-CoV-2, gây ra COVID-19
  • Yersinia pestis (bệnh dịch hạch)
  • Cúm gia cầm
  • Sốt xuất huyết
  • Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)
  • Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)
  • Các tình trạng tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay lupus
  • Bệnh lý thải ghép
  • Nhiễm trùng huyết

Bão cytokine liên quan đến COVID-19 như thế nào?

Có nhiều loại nhiễm trùng, bao gồm cả SARS-CoV-2, nguyên nhân dẫn đến COVID-19, có thể khởi phát bão cytokine. Việc giải phóng cytokine là một phần quan trọng trong đáp ứng của hệ miễn dịch với virus và các chất ngoại lai khác. Tuy nhiên, khi có quá nhiều cytokine được phóng thích, nó có thể gây ra những tổn thương cơ quan nghiêm trọng.

Nhiều loại cytokinecos thể liên quan với COVID-19 nặng, bao gồm:

  • Interleukin-1β
  • Interleukin-6
  • IP-10
  • Yếu tố hoại tử khối u
  • Interferon-γ
  • Protein viêm đại thực bào 1α và 1β
  • Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục cải thiện sự hiểu biết về mối liên quan giữa bão cytokine và COVID-19.

Một nghiên cứu khám nghiệm tử thi vào năm 2020 tìm thấy bằng chứng rất nhiều trường hợp COVID-19 tử vong do suy đa tạng, ngay cả khi chỉ có sự hiện diện một lượng rất nhỏ SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này cho thấy sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, và điều này có thể đóng vai trò trong suy tạng.

Nồng độ interleukin-6 cao hơn liên quan tới tỉ lệ sống ngắn hơn ở bệnh nhân COVID-19. Hơn nữa,Một vài nghiên cứu lớn đã tìm thấy nồng đọ interleukin cao hơn 80 picrogram/ml là một yếu tố dự báo tốt nhất về suy hô hấp và tử vong.

Bão cytokine cũng liên quan đến tiên lượng xấu ở những bệnh nhân SARS.

Những triệu chứng của bão cytokine là gì?

Bão cytokine có thể xảy ra ở trong nhiều bộ phận cơ thể và dẫn đến một loạt những triệu chứng từ nhẹ đến đe doạ tính mạng.

Nhìn chung, các triệu chứng gồm có:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ thể
  • Nhức đầu
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Yếu ớt
  • Nôn mửa

Các trường hợp bão cytokine nghiêm trọng có thể dẫn đến suy đa tạng. Các triệu chứng cấp cứu khác nhau dựa vào bệnh lý nền và cơ quan bị ảnh hưởng.

Với COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã liệt kê những triệu chứng cấp cứu sau đây cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Đau hoặc áp lực trong ngực kéo dài
  • Những rối loạn mới phát triển
  • Khó thở
  • Không có khả năng tỉnh táo
  • Trạng thái màu xám, nhợt nhạt hay xanh xao của làn da, môi hay móng tay

Bão cytokine thường được điều trị như thế nào?

Bão cytokine có thể dẫn đến suy đa tạng và thậm chí khả năng tử vong. Điều trị phụ thuộc nguyên nhân nền.

Các bác sĩ sử dụng thuốc ức chế cytokine để làm giảm nồng độ cytokine gây viêm. Những ví dụ về loại thuốc này gồm:

  • tocilizumab
  • anakinra
  • baricitinib

Một nhóm thuốc được gọi là corticoid cũng có thể sử dụng để làm giảm viêm.

Phụ thuộc và điều kiện y tế hiện có, bạn cũng có thể được hỗ trợ điều trị như là

  • Liệu pháp oxy
  • Thuốc kháng virus
  • Chất điện giải
  • Dịch truyền tĩnh mạch (IV)
  • Thẩm phân máu trong bệnh thận
  • Thuốc tim mạch

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục khám phá cách tốt nhất để điều trị bão cytokine liên quan đến COVID-19. Một số nghiên cứu đã tìm ra những kết quả đầy hứa hẹn từ các loại thuốc ngăn chặn một số cytokine, như interleukin-1 hoặc -6. Việc sử dụng corticoid cũng đang được khám phá.

Các nhà nghiên cứu khác vẫn giữ niềm tin rằng bão cytokin có thể cần thiết để loại bỏ virus và các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể phản tác dụng.

Các tác nhân ức chế miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật cũng đang được khám phá trong điều trị cytokine gây ra do COVID-19. Một số hợp chất đang được điều tra gồm

Điểm mấu chốt

Bão cytokine là một phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với thứ gì đó chúng cảm thấy là đe doạ. Trong phản ứng viêm, có thể giải phóng quá nhiều những protein nhỏ được gọi là cytokin hoạt goá viêm và kích thích những tế bào miễn dịch khác.

Bão cytokine có thể gây ra bởi liệu pháp miễn dịch, rối loạn tự miễn, hoặc nhiễm trùng. Chúng có thể đe doạ tính mạng trong những trường hợp nặng. Nếu bạn nghĩ bạn có thể đang gặp những triệu chứng của bão cytokine, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Nguồn:

  • Chen LY, et al. (2021). COVID-19 cytokine storm syndrome: A threshold concept.
    thelancet.com/journals/lanmic/article/PIIS2666-5247(20)30223-8/fulltext
  • Cytokine release syndrome (CRS) after immunotherapy. (2019).
    together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/cytokine-release-syndrome-crs.html
  • Fajgenbaum DC, et al. (2020). Cytokine storm.
    nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMra2026131
  • Ferrara JL, et al. (1993). Cytokine storm of graft-versus-host disease: A critical effector role for interleukin-1.
    pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8442093/
  • Kim JS, et al. (2021). Immunopathogenesis and treatment of cytokine storm in COVID-19.
    ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7681075/
  • Peter AE, et al. (2021). Calming the storm: Natural immunosuppressants as adjuvants to target the cytokine storm in COVID-19.
    frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2020.583777/full
  • Schurink B, et al. (2020). Viral presence and immunopathology in patients with lethal COVID-19: A prospective autopsy cohort study.
    thelancet.com/journals/lanmic/article/PIIS2666-5247(20)30144-0/fulltext
  • Symptoms of COVID-19. (2021).
    cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
  • Wong JP, et al. (2017). Current and future developments in the treatment of virus-induced hypercytokinemia.
    ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7079716/
  • Woo G. (2018). Age-dependence of the 1918 pandemic.
    cambridge.org/core/services/aop-cambridge-core/content/view/3BCBF4BDFBD8C5F0F4FBFDF34DF42209/S1357321719000023a.pdf/div-class-title-age-dependence-of-the-1918-pandemic-div.pdf