Viêm màng não do não mô cầu gây tử vong ở trẻ 2 tuổi: Một báo cáo ca bệnh
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6406201/
Người dịch: BS. Phan Công Bảo, Khoa Y, Đại học Duy Tân
Người duyệt: BS. Huỳnh Lê Thái Bão, Khoa Y, Đại học Duy Tân
Hình 1: Chấm xuất huyết trên ngực và cánh tay. Sự phân huỷ sớm.
Hình 2: Xuất huyết ở tuyến thượng thận.
Bối cảnh:
Trong các trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, chẩn đoán vi khuẩn có thể không đơn giản do sự tái tạo lại của tử thi và sự tái định cư của hệ vi sinh nội sinh. Trong thực hành pháp y, ngoài khám nghiệm tử thi và mô bệnh học thông thường, các phương pháp chẩn đoán khác, chẳng hạn như xét nghiệm vi sinh, hóa mô miễn dịch và phản ứng chuỗi polymerase (PCR), cũng được sử dụng để kiểm tra chất lỏng và mô của cơ thể.
Tóm tắc ca bệnh:
Chúng tôi giới thiệu trường hợp đột tử ở cháu bé 2 tuổi. Bệnh nhân chết khoảng 30 phút sau khi nhập viện trước khi tiến hành bất kỳ quy trình chẩn đoán thông thường nào. Sự xuất hiện của phát ban toàn thân và diễn biến tối cấp của bệnh đã làm dấy lên nghi ngờ nhiễm trùng huyết do não mô cầu. Khám nghiệm tử thi được thực hiện bảy ngày sau khi chết khi thi thể có dấu hiệu phân hủy tử thi muộn. Không có yếu tố căn nguyên của nhiễm trùng huyết có thể được xác định dựa trên các phát hiện đại thể và vi thể. Tuy nhiên, PCR đã chứng minh sự hiện diện của vật liệu di truyền của nhóm W Neisseria meningitidis trong dịch não tủy và máu của bệnh nhân.
Kết luận:
PCR vi sinh nên được thực hiện sau khi khám nghiệm tử thi bất cứ khi nào không thể xác định được yếu tố căn nguyên cụ thể bằng các phương pháp thông thường.
Từ khóa: Nhiễm não mô cầu, Vi sinh phân tử, Hội chứng Waterhouse-Friderichsen, Neisseria meningitidis, Khám nghiệm tử thi, Dịch não tủy, Báo cáo ca bệnh.
Lời khuyên: Chúng tôi giới thiệu trường hợp một bệnh nhi 2 tuổi đột tử với các biểu hiện của bệnh nhiễm trùng huyết não mô cầu. Không có yếu tố căn nguyên của nhiễm trùng huyết có thể được xác định dựa trên các phát hiện đại thể và vi thể trong quá trình khám nghiệm tử thi được thực hiện sau bảy ngày sau khi khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, vật liệu di truyền của nhóm W Neisseria meningitidis được phát hiện trong các mẫu dịch não tủy dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Theo các quan sát của chúng tôi ngụ ý rằng PCR vi sinh có thể hữu ích trong thực hành y tế, đặc biệt khi khám nghiệm tử thi bị trì hoãn và kết quả của xét nghiệm vi khuẩn thông thường không có sẵn hoặc có vẻ còn tranh cãi.
Tài liệu tham khảo
- Albrecht A, Hryniewicz W, Kuch A, Przyjalkowski W, Skoczyńska A, Szenborn L. Warsaw: National Medicines Institute; 2012. Rekomendacje postepowania w zakażeniach bateryjnych ośrodkowego układu nerwowego [Recommendations for the management of bacterial infections within the central nervous system] Available from: URL: http://antybiotyki.edu.pl/wp-content/uploads/Rekomendacje/rekomendacje-ukl-nerwowy_2011.pdf. [Google Scholar]
- Ridpath AD, Halse TA, Musser KA, Wroblewski D, Paddock CD, Shieh WJ, Pasquale-Styles M, Scordi-Bello I, Del Rosso PE, Weiss D. Postmortem diagnosis of invasive meningococcal disease. Emerg Infect Dis. 2014;20:453–455. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Hamilton D, Harris MD, Foweraker J, Gresham GA. Waterhouse-Friderichsen syndrome as a result of non-meningococcal infection. J Clin Pathol. 2004;57:208–209. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Kim KS. Acute bacterial meningitis in infants and children. Lancet Infect Dis. 2010;10:32–42.[PubMed] [Google Scholar]
- Tattoli L, Marzullo A, Di Vella G, Solarino B. Postmortem detection of Neisseria meningitidis in case of Waterhouse-Friderichsen syndrome from fulminant meningococcal disease in an adult patient. Rom J Leg Med. 2015;23:29–32. [Google Scholar]