Biến chứng kỹ thuật khi lọc máu ngắt quãng ở bệnh nhân suy thận

BIẾN CHỨNG KỸ THUẬT KHI LỌC MÁU NGẮT QUÃNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN

Biên tập: BS. Đặng Nguyễn Ngọc Hải

Duyệt bài: BS. Huỳnh Lê Thái Bão

  1. Tan máu

          Một biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng đầu tiên như đau ngực, khó thở, đau lưng. Màu sắt cột máu lúc lọc máu thay đổi, do giảm hematocrit cấp tính. Tăng kali máu trở thành vấn đề chính khi tan máu gây ra yếu cơ, bất thường trên ECG và ngừng tim.

          Tan máu cấu tính do vấn đề về kỹ thuật bao gồm dây dẫn bị vặn xoắn, hẹp hoặc bất thường ở catheter. Lưu lượng lọc quá nhanh và kim lọc diện tích quá nhỏ. Nhiệt độ dịch lọc quá cao > 51 độ C hoặc dịch lọc quá nhược trương. Nhiễm bẩn dịch lọc với chloramine, nitrat và chất khử trùng formaldehyd của nước RO và nồng độ đồng trong đường ống gây tổn thương và oxy hóa tế bào hồng cầu dẫn đến methemoglobin máu và tan máu.

          Khi có nghi ngờ, cần ngừng lọc máu ngày lập tức. Máu ngoài tuần hoàn cần loại bỏ và không được đưa lại vào cơ thể bệnh nhân vì nó chứa một lượng lớn kali khi tan máu. Cần theo dõi nồng độ kali máu, điện tim trên monitor để can thiệp kịp thời. Cần kiểm ra hệ thống lọc máu như dây dẫn, bộ bẩy khí, máy bơm và kiểm tra dịch lọc trước khi chạy thận.

  1. Thuyên tắc khí

          Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Nồng độ không khí trong máu > 1mL/kg có thể đe dọa tính mạng. Ở tư thế ngồi, không khí di chuyển đến mạch máu não gây mất ý thức, co giật và tử vong. Ở vị trí nằm ngửa, không khí đi vào tâm thất phải và sau đó đi vào phổi gây khó thở, ho, đau ngực. Khi không khí đi qua phổi mao mạch đến tim trái và mạch máu não, các triệu chứng nghiêm trọng ở tim mạch và thần kinh. Khi bệnh nhân ở vị trí Trendelenburg, không khí bị mắc kẹt trong mạch máu ở phần thấp (tứ chi), nên ở tứ chi cho thấy tím loang lổ. Bong bong không khi gây ra tiếng bất thường khi đặt ống nghe ở tim hoặc mạch máu có thể giúp phát hiện ra.

          Không khí có thể tràn vào thông qua các thủ thuật như luồng kim trong quá trình lọc máu. Khi xảy ra thuyên tắc khí, cần ngưng lọc máu ngay lập tức. Bệnh nhân nên được đặt ngay lập tức với tư thế nghiên trái phía bên trái,  đầu nghiêng xuống dưới để ngăn không khí di chuyển đến trái tim trái và mạch máu não. Liệu pháp điều trị bằng oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Therapy – HBOT) có hiệu quả (Baskin và Wozniak 1975). Cung cấp oxy liều cao kể cả qua mặt nạ và ống nội khí quản.

  1. Vấn đề nhiệt độ

          Máy lọc máu hiện tại có bộ điều nhiệt bên trong kiểm soát nhiệt độ lọc xung quanh 33-39 ° C. Nếu bộ điều nhiệt không hoạt động, các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra từ việc lọc máu quá nóng hoặc quá lạnh.

          Khi nhiệt độ lọc vượt quá 51 ° C, tăng huyết áp và tăng kali máu đe dọa tính mạng (Blagg 1989). Lọc máu phải dừng lại ngay lập tức. Lọc máu với nhiệt độ mát 35 ° C có thể cần thiết để làm mát máu của bệnh nhân và điều trị tăng kali máu. Đôi khi truyền máu là cần thiết. Khi nhiệt độ lọc là giữa 47 và 51 ° C, tan máu có thể xuất hiện lên tới 48 giờ sau đó (Berkes et al. 1975). Bệnh nhân nên được theo dõi sau lọc máu 48h. Bình lọc lạnh gây ra cảm giác lạnh và run rẩy, hạ thân nhiệt trong vô thức người bệnh. Thông thường, việc vô tình sử dụng thẩm tách lạnh không nguy hiểm như lọc quá nhiệt. Đôi khi nó có lợi cho huyết động bệnh nhân không ổn định hoặc được sử dụng như liệu liệu pháp hạ nhiệt cho các bệnh nhân bị tổn thương não thiếu oxy.