Viêm bao hoạt dịch gân do phức hợp Mycobacterium avium

Viêm bao hoạt dịch gân do phức hợp Mycobacterium avium

Nguồn:https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1901520

Người dịch: BS. Trần Châu Mỹ Thanh – Khoa Y – Trường Đại học Duy Tân

----------------------------------------------------- 

Một người đàn ông thuận tay phải 51 tuổi đến phòng khám với tiền sử 3 năm bị sưng cổ tay trái kèm theo đau và tê ở ngón tay. Tiền sử của ông bao gồm bệnh đái tháo đường type 2 và nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người; ông đã tuân thủ một chế độ trị liệu bằng thuốc kháng vi-rút và số lượng tế bào CD4 của ông là 357/mm3. Ông khai là không có chấn thương hoặc phẫu thuật ở bàn tay trước đó. Qua thăm khám lâm sàng, đáng chú ý là sự đổi màu tía trên khía cạnh lòng bàn tay của bàn tay trái. Ông bị đau và hạn chế duỗi ở khớp liên đốt gần ở cả bốn ngón tay. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cho thấy nhiều thể tự do (rice bodies) trong bao hoạt dịch ở xương trụ phía bên lòng bàn tay của cổ tay trái (Bảng A, mũi tên). Bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ triệt để, trong đó các khối mô mềm tương ứng với các thể tự do được xác định trên MRI đã được nhìn thấy (Bảng B). Những khối mô mềm này là sự tích tụ của fibrin, collagen và các mảnh vụn tế bào do thoái hóa khớp. Qua sinh thiết cho thấy viêm lớp hạt của bao hoạt dịch, và nuôi cấy vi khuẩn đã xác nhận viêm bao hoạt dịch mycobacterial xâm lấn do phức hợp vi khuẩn lao bò (Mycobacterium avium). Bệnh nhân được điều trị bằng rifabutin, ethambutol và clarithromycin; ngưng dùng thuốc sau 3 tháng vì tác dụng phụ. Không có bằng chứng tái phát sau 5 năm theo dõi.

 

 

Tenosynovitis Due to Mycobacterium avium Complex

A 51-year-old right-handed man presented to the clinic with a 3-year history of worsening swelling of the left wrist associated with pain and numbness in the fingers. His medical history included type 2 diabetes [KY1] and human immunodeficiency virus infection; he was adherent to an antiretroviral therapy regimen and his CD4 cell count was 357 per cubic millimeter. He reported no previous trauma or surgeries to the hand. Physical examination was notable for purplish discoloration over the palmar aspect of the left hand. He had pain and an extension deficit in the proximal interphalangeal joint in all four fingers. Magnetic resonance imaging (MRI) revealed multiple loose bodies (“rice bodies”) in an ulnar bursal fluid collection on the volar side of the left wrist (Panel A, arrow). The patient underwent a radical tenosynovectomy, during which soft-tissue masses corresponding to the rice bodies identified on MRI were seen (Panel B). These soft-tissue masses are accumulations of fibrin, collagen, and cell debris resulting from synovial degeneration. Histologic analysis revealed granulomatous tenosynovitis, and mycobacterial culture confirmed invasive mycobacterial tenosynovitis due to Mycobacterium avium complex. The patient was treated with rifabutin, ethambutol, and clarithromycin; the medication regimen was discontinued after 3 months because of side effects. There was no evidence of recurrence at 5-year follow-up.

 

 [KY1]Dịch là đái tháo đường type 2