ĐIỀU HÒA TỰ ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU TIẾT VÀ ĐỘ MỞ ĐỒNG TỬ

THẦN KINH TỰ ĐỘNG CỦA MẮT

Mắt được chi phối bởi cả các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Các sợi phó giao cảm trước hạch xuất phát từ nhân Edinger-Westphal (nhân tạng của dây sọ III) và sau đo theo dây III đến hạch mi, nằm ngay bên dưới mắt. Từ đó, các sợi trước sạch xi náp với các neuron phó giao cảm sau hạch, gửi các sợi qua thần kinh mi đến mắt. Dây thần kinh kích thích cơ thể mi điều chỉnh tập trung thấu kính và cơ co đồng tử làm co nhỏ đồng tử. Hệ giao cảm phân phối cho mắt bắt nguồn từ các tế bào sừng bên giữa trước ở đốt tủy ngực đầu tiên. Từ đó, các sợi giao cảm đi đến chuỗi hạch giao cảm và đi lên hạch cổ trên, nơi chúng xi náp với các neuron sau hạch. Các sợi giao cảm sau hạch từ đây dẫn truyền một đoạn dài trên bề mặt động mạch cảnh và các động mạch tiếp có kích thước nhỏ hơn cho đến khi chúng tới mắt.

ĐIỀU HÒA ĐIỀU TIẾT (TẬP TRUNG MẮT)

Cơ chế điều tiết - đó là, cơ chế tập trung hệ thống thấu kính của mắt - yếu tố rất cần thiết của sự thuần thục thị giác. Điều tiết là kết quả của sự co giãn cơ thể mi. Co gây tăng khả năng khúc xạ của thấu kính, đã được trình bày ở chương 50, giãn gây giảm khả năng đó. Làm thế nào mà một người có thể điều chỉnh khả năng điều tiết để giữ mắt tập trung mọi lúc? Điều tiết thấu kính mắt được điều hòa thông qua cơ chế feedback âm tính bằng cách tự động điều chỉnh khả năng khúc xạ của thấu kính để nhận được mức độ cao nhất sự nhạy bén. Khi mắt tập trung vào một đối tượng ở xa và sau đó phải đột ngột tập trung vào một đối tượng ở gần, thấu kính thường điều tiết với sự nhạy bén thị giác tốt nhất trong thời gian ít hơn 1 giây. Mặc dù cơ chế kiểm soát tỉ mỉ gây tập trung mắt nhanh và chính xác không được rõ ràng, những điểm đặc trưng sau đây đã được hiểu đầy đủ.

Đầu tiên, khi mắt đột ngột thay đổi khoảng cách đến điểm chú ý, thấu kính thay đổi độ dài thích hợp để có một trạng thái mới, chú ý trong vài phần giây. Thứ hai, các nguyên nhân khác làm thay đổi độ dài thấu kính một cách thích hợp:

1. Sai lệch màu có hay không rất quan trọng. Nghĩa là, ánh sáng màu đỏ chiếu tập trung không đáng kể so với ánh sáng màu lam chiếu do thấu kính cong về phía màu lam hơn màu đỏ. Mắt trở nên có khả năng phát hiện hai loại tia chiếu với sự tập trung tốt hơn, và gợi ý này củng cố thêm thông tin cho rằng cơ chế điều tiết có liên quan đến việc làm cho thấu kính thay đổi độ dài mạnh hơn hoặc yếu hơn.

2. Khi chú ý vào một đối tượng ở gần, mắt sẽ cử động hội tụ. Cơ chế thần kinh cho củ động hội tụ là một tín hiệu kích thích đến làm tăng độ dài thấu kính.

 3. Do hố thị giác nằm ở một chỗ trũng tức là một chỗ lõm sâu hơn nền võng mạc, sự tập trung rõ ràng ở hố khác với sự tập trung rõ ràng ở bờ võng mạc. Sự khác biệt này có thể cung cấp gợi ý về cách mà thấu kính thay đổi độ dài.

 4. Mức độ điều tiết của thấu kính dao động nhẹ ở mọi thời điểm theo chu kỳ lên đến 2 lần mỗi giây. Hình ảnh quan sát trở nên rõ ràng hơn khi sự dao động độ dài thấu kính thay đổi phù hợp và bị mờ hơn khi độ dài thấu kính thay đổi không phù hợp. Điều này có thể đưa đến một gợi ý nhanh về cách thay đổi độ dài thấu kính cho phù hợp để tập trung vào đối tượng.

Các vùng vỏ não nơi điều hòa hoạt động điều tiết có tương quan chặt chẽ với việc điều hòa các cử động chú ý. Phân tích các tín hiệu quan sát ở diện 18 và 19 của Brodmann và dẫn truyền các tín hiệu vận động đến cơ thể mi thông qua vùng trước mái ở thân não, sau đó qua nhân Edinger- Westphal, tận hết bằng các sợi thần kinh phó giao cảm đến mắt.

ĐIỀU SOÁT ĐƯỜNG KÍNH ĐỒNG TỬ

Hoạt hóa thần kinh phó giao cảm cũng kích thích cơ co đồng tử, từ đó làm giảm độ mở đồng tử; quá trình này được gọi là co nhỏ đồng tử (miosis). Ngược lại, hoạt hóa giao cảm gây kích thích các sợi vòng của mống mắt gây giãn đồng tử (mydriasis). Phản xạ đồng tử với ánh sáng. Khi ánh sáng đến mắt, đồng tử co lại (phản xạ ánh sáng).

Khi ánh sáng tác động lên võng mạc, số ít xung đi qua thần kinh thị giác đến nhân trước mái. Từ đây, các xung thứ phát đi tới nhân Edinger-Westphal cuối cùng trở về qua thần kinh phó giao cảm để co cơ thắt ở mống mắt. Ngược lại, trong bóng tối, phản xạ bị ức chế, kết quả là giãn đồng tử. Vai trò của phản xạ ánh sáng là để giúp cho mắt đáp ứng ngay lập tức với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Giới hạn của đường kính đồng tử vào khoảng 1.5 milimet ở trạng thái co nhỏ nhất và 8 milimet ở trạng thái giãn rộng nhất. Do vậy, vì ánh sáng tỏa rộng tới võng mạc làm tăng phù hợp với đường kính của đồng tử, sự tăng giảm thích nghi với sáng tối có thể đáp ứng bằng phản xạ ánh sáng khoảng 30 đến 1, tức là sự thay đổi đổi tới 30 lần để đến mắt.