Phần I: Phân loại, định nghĩa
1. Giới thiệu:
Viêm mũi xoang là một bệnh lý phổ biến trên khắp thế giới, dẫn đến gánh nặng đáng kể cho xã hội về chăm sóc sức khỏe và giảm năng suất lao động. Viêm mũi xoang cấp (ARS) có tỉ lệ hiện mắc trong một năm là 6-15% và thường xảy ra sau cảm lạnh thông thường do siêu vi. ARS thường là một bệnh tự giới hạn nhưng các biến chứng nghiêm trọng dẫn đến các tình huống đe dọa tính mạng và thậm chí tử vong đã được mô tả. Đây là một trong những bệnh được kê đơn thuốc kháng sinnh nhiều nhât nên việc quản lý đúng cách là cực kỳ cần thiết trong bối cảnh khủng hoảng kháng sinh trên toàn cầu. Viêm mũi xoang mạn tính (CRS) là moojt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hướng đến 5-12% dân số nói chung. Các định nghĩa chính được tóm tắt ở đây.
2. Định nghĩa lâm sàng viêm mũi xoang:
a) Định nghĩa lâm sàng viêm mũi xoang ở người lớn
Viêm mũi xoang ở người lớn được định nghĩa là:
l Viêm mũi và các xoang cạnh mũi được đặc trưng bởi hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng, một trong đó phải là nghẹt/tắc/sung huyết mũi hoặc chảy mũi(chảy mũi trước/sau):
± đau/nặng mặt
± giảm hoặc mất mùi
và một trong 2 tiêu chuẩn
l Triệu chứng thực thể trên nội soi:
l Thay đổi trên CT:
b) Định nghĩa lâm sàng viêm mũi xoang ở trẻ em
Viêm mũi xoang ở trẻ em được định nghĩa là:
l Hiện diện hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng, một trong đó phải là nghẹt/tắc/sung huyết mũi hoặc chảy mũi(chảy mũi trước/sau):
± đau/nặng mặt
± ho
và một trong hai tiêu chuẩn
l Triệu chứng thực thể trên nội soi:
l Thay đổi trên CT:
c) Định nghĩa cho các nghiên cứu dịch tể và thực hành chung:
Đối với các nghiên cứu dịch tể học và thực hành chung, định nghĩa được dựa trên triệu chứng không kèm khám tai mũi họng hoặc hình ảnh học. Chúng tôi biết rằng điều này sẽ đưa ra ước tính quá mức về tỷ lệ hiện mắc do sự chồng lắp với viêm mũi dị ứng và không dị ứng.
d) Viêm mũi xoang cấp (ARS) ở người lớn
Viêm mũi xoang cấp ở người lớn được định nghĩa là:
l Khởi phát đột ngột hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng, một trong đó phải là nghẹt/tắc/sung huyết mũi hoặc chảy mũi(chảy mũi trước/sau):
± đau/nặng mặt
± giảm hoặc mất mùi
trong <12 tuần;
với các khoảng thời gian không triệu chứng nếu bệnh tái phát, được xác nhận qua điện thoại hoặc hỏi bệnh trực tiếp.
e) Viêm mũi xoang cấp ở trẻ em
Viêm mũi xoang cấp ở trẻ em được định nghĩa là:
l Khởi phát đột ngột hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng:
± nghẹt/tắc/sung huyết mũi
± hoặc dịch tiết mũi đổi màu
± hoặc ho (ban ngày và ban đêm)
trong <12 tuần;
với các khoảng thời gian không triệu chứng nếu bệnh tái phát, được xác nhận qua điện thoại hoặc hỏi bệnh trực tiếp. Nên bao gồm các câu hỏi về các triệu chứng dị ứng (hắt hơi, ngứa mũi và ngứa chảy nước mắt).
f) Viêm mũi xoang cấp tái phảt (RARS)
ARS có thể xảy ra moojtlaafn hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian xác định. Điều này thường được biểu hiện dưới dạng các đợt/năm nhưng có sự thoái lui hoàn toàn các triệu chứng giữa các đợt.
ARS tái phát (RARS) được định nghĩa là ≥ 4 đợt mỗi năm với khoảng thời gian không có triệu chứng.
g) Định nghĩa viêm mũi xoang mạn ở người lớn
Viêm mũi xoang mạn (có hoặc không có polyp mũi) ở người lớn được định nghĩa là:
l Hiện diện hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng, một trong đó phải là nghẹt/tắc/sung huyết mũi hoặc chảy mũi(chảy mũi trước/sau):
± đau/nặng mặt
± giảm hoặc mất mùi
trong ≥12 tuần; được xác nhận qua điện thoại hoặc hỏi bệnh trực tiếp.
h) Định nghĩa viêm mũi xoang mạn ở trẻ em
Viêm mũi xoang mạn (có hoặc không có polyp mũi) ở trẻ em được định nghĩa là:
l Hiện diện hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng, một trong đó phải là nghẹt/tắc/sung huyết mũi hoặc chảy mũi(chảy mũi trước/sau):
± đau/nặng mặt
± ho
trong ≥12 tuần; được xác nhận qua điện thoại hoặc hỏi bệnh trực tiếp.
i) Định nghĩa viêm mũi xoang khó trị
Đây được định nghĩa là những bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng của viêm mũi xoang mạn mặc dù đã được điều trị thích hợp (đã dùng thuốc và phẫu thuật được khuyến cáo). Mặc dù phần lớn bệnh nhân CRS đạt được kiểm soát, một số bệnh nhân lại không kiểm soát được ngay cả khi điều trị nội khoa tối đa và phẫu thuật.
Những bệnh nhân không đạt được mức kiểm soát chấp nhận được mặc dù đã phãu thuật đầy đủ, điều trị bằng corticosteroid xịt mũi và lên đến hai đợt kháng sinh ngắn hạn hoặc corticosteroid toàn thân trong năm qua có thể được coi là bệnh viêm mũi xoang khó trị.
Không có thay đổi nào so với EPOS2012 về định nghĩa độ nặng hoặc cấp tinh hay mạn tính. Đối với viêm mũi xoang cấp, thuật ngữ ARS bao gồm ARS do siêu vi (cảm lạnh thông thường) và ARS hậu nhiễm siêu vi. Trong EPOS2007, thuật ngữ “ARS không do siêu vi” được chọn để chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp ARS không phải do vi khuẩn. Tuy nhiên thuật ngữ này rõ ràng đã dận đến sự nhầm lẫn và vì lý do đó, trong EPOS2012, chúng tôi đã quyết định chọn thuật ngữ “ARS hậu nhiễm siêu vi” để chỉ hiện tượng tương tự. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân mắc ARS hậu nhiễm siêu vi sẽ bị viêm mũi xoang do vi khuẩn cấp tính (ABRS). Viêm mũi xoang mạn thường được phân loại thành viêm mũi xoang có polyp mũi (CRSwNP) và không có polyp mũi (CRSsNP). CRSwNP: viêm mũi xoang mạn tính như đã định nghĩa ở trên và polyp 2 bên, polyp thấy trên nội soi ở cuốn giữa; và CRSsNP: viêm mũi xoang mạn tính như đã định nghĩa ở trên và không nhìn thấy ở polyp ở khe mũi giữa, sau khi đặt co mạch nếu cần.
Định nghĩa này chấp nhận rằng có một phổ bệnh trong CRS trong đó bao gồm thoái hóa polyp trong các xoang và/hoặc khe mũi giữa nhưng loại trừ những người có bệnh lý dạng polyp hieejnd iện ở hốc mũi để tránh chồng lắp. Hơn thế nữa, ngày càng rõ ràng rằng CRS là một bệnh lý phức tạp với các nền tảng sinh lý bệnh khác nhau. Các kiểu hình không cung cấp các nhìn đầy đủ về tắt cả các cơ chế sinh lý bệnh phân tử và tế bào nền tảng của CRS, ngày càng trở nên phù hợp vì mối liên quan khác nhau với các bệnh đi kèm như hen suyễn và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị khác nhau bao gồm corticosteroid, phẫu thuật và tác nhân sinh học. Việc xác định tốt hơn các kiểu nội hình có thể cho phép cá nhân hóa điều trị và có thể được nhắm trúng đích vào các quá trình sinh lý bệnh của kiểu nội hình của bệnh nhân, với tiềm năng điều trị hiệu quả hơn và kết cục bệnh nhân tốt hơn.
Nguồn dịch: European position paper on Rhinosinusitis and Masal Polyps 2020 (EPOS 2020), page 1-2