Tỷ lệ lưu hành và các mô hình kháng thuốc của các chủng Salmonella phân lập được trong phân người và thực phẩm có nguồn gốc động vật ở Ethiopia

Mục tiêu: Các bệnh lây truyền qua thực phẩm do các chủng vi khuẩn Salmonella không gây thương hàn và sự xuất hiện đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này vẫn là một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu này nhằm ước tính tỷ lệ lưu hành và các mô hình kháng thuốc kháng sinh của Salmonella không gây thương hàn ở Ethiopia.

Phương pháp: Tìm kiếm tài liệu đã được thực hiện từ các cơ sở dữ liệu điện tử lớn và các dịch vụ lập chỉ mục. Cả hai loại nghiên cứu đã công bố và chưa công bố đề cập đến tỷ lệ lưu hành và thực trạng kháng kháng sinh của Salmonella ở Ethiopia từ năm 2010 đến năm 2020 và những nghiên cứu đó báo cáo kích thước mẫu và số lượng phân lập/số mẫu dương tính được đưa vào nghiên cứu. Dữ liệu được trích xuất bằng phần mềm Microsoft Excel. Dữ liệu đã xác định xử lí lại bằng phần mềm EndNote để loại bỏ các nghiên cứu trùng lặp, sau khi các bài báo còn lại được sàng lọc bằng cách sử dụng tiêu đề, tóm tắt và toàn văn để xác định đáp ứng các tiêu chí đưa vào và cuối cùng được đánh giá tính hợp lệ về phương pháp sử dụng hướng dẫn JBI. Tỷ lệ lưu hành chung của Salmonella và mô hình kháng thuốc của nó được tính toán bằng một mô hình tác động ngẫu nhiên. Test thống kê I2 được sử dụng để kiểm tra tính không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Sự hiện diện của sai số chấp nhận được đánh giá bằng cách sử dụng các thử nghiệm của Begg và Egger.

Kết quả: Tổng số 49 bài báo đủ điều kiện, 33 bài báo về phân người, 15 bài báo về thức ăn có nguồn gốc động vật và một bài báo về phân người và thức ăn có nguồn gốc động vật, đã được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ lưu hành chung của Salmonella trong phân người và thực phẩm có nguồn gốc động vật ở Ethiopia lần lượt là 4,8% (KTC 95%: 3,9; 5,9) và 7,7% (KTC 95%: 5,6; 10,4). Phân tích phân nhóm phát hiện tỷ lệ hiện mắc chung cao, 7,6% (95% CI: 5,3; 10,7) ở bệnh nhân ngoại trú và thấp, 3,7% (95% CI: 2,6; 5,1) ở những người chế biến thực phẩm. Mức độ kháng kháng sinh của Salmonella đối với ampicilin là 80,6% (KTC 95% 72,6; 86,7) và đối với tetracyclin là 63,5% (KTC 95% 53,7, 72,4). Dạng đa đề kháng là thấp ở ciprofloxacin là 8,7% (KTC 95% 5,6; 13,3) và ceftriaxone là 12,2% (KTC 95% 7,9; 18,3).

Kết luận: Tỷ lệ lưu hành chung của Salmonella trong phân người và thực phẩm có nguồn gốc động vật cao, tương ứng là 4,8% và 7,7%, và Salmonella có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao > 72% đối với ampicillin và tetracycline đã được phát hiện ở Ethiopia. Các nỗ lực quản lý kháng sinh và các chiến lược kiểm soát nhiễm trùng là cần thiết để giảm thiểu mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng này.

(Tóm tắt)