Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với kiểm soát bệnh lao ở 13 quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao - Nghiên cứu mô hình

Sung-Ching Pan , MD Chu-Chang Ku , MSc Diana Kao , MSc, 

Giáo sư Majid Ezzati , FMedSci, 

Tiến sĩ Chi-Tai Fang , PhD, 

Tiến sĩ Hsien-Ho Lin , SCD

Trực tuyến xuất bản: ngày 05 tháng 3 năm 2015 của The Lancet

DOI: http://dx.doi.org/10.1016/S2213-8587(15)00042-X

Bối cảnh

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao và nguy cơ nhận tác dụng ngược trong điều trị ở những bệnh nhân bị bệnh lao. Vì tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và  thu nhập trung bình nơi mà gánh nặng bệnh lao cao nên việc dự phòng bệnh đái tháo đường mang lại tiềm năng để cải thiện việc kiểm soát bệnh lao trên toàn thế giới.

Phương pháp

Chúng tôi sử dụng mô hình lây truyền động của bệnh lao để phân tích các ảnh hưởng mạnh của bệnh đái tháo đường lên dịch tễ học bệnh lao tại 13 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao. Chúng tôi sử dụng dữ liệu tỉ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường  trước đây trong mỗi quốc gia và xây dựng các tình huống để có thể đại diện cho các mức độ  tiềm năng của tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai. Các mô hình mang tính đặc  thù cho từng nước  được hiệu chỉnh phù hợp với xu hướng về tỷ lệ mắc bệnh lao mới được ước tính. Chúng tôi cũng ước tính rằng gánh nặng bệnh lao có thể được giảm thiểu bằng các kịch bản thay thế trong việc phòng chống bệnh đái tháo đường.

Những phát hiện

Nếu tỷ lệ  bệnh đái tháo đường hiện mắc tiếp tục tăng như nó đã có được trong thập kỷ qua ở 13 nước (kịch bản nền tảng), thì đến năm 2035, việc giảm tỷ lệ mắc bệnh lao mới cộng dồn sẽ là 8,8% (95% khoảng tin cậy [CRI] 4,0 -15,8) và tỷ lệ tử vong sẽ là 34,0% (30,3 – 39,6). Giảm tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở một mức độ tuyệt đối 6,6 -13,8% có thể đẩy nhanh sự giảm tỷ lệ mắc bệnh lao bằng một mức độ tuyệt đối 11,5 – 25,2% và tỷ lệ tử vong do bệnh lao 8,7 – 19,4%. So với kịch bản nền tảng, việc dừng gia tăng bệnh đái tháo đường sẽ tránh được 6 triệu (95% khoảng tin cậy 5,1 – 6,9) ca mắc mới và 1,1 triệu (1,0 – 1,3) trường hợp tử vong do bệnh lao tại 13 nước trong vòng 20 năm. Nếu các can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc mới `bệnh đái tháo đường 35% vào năm 2025 thì 7,8 triệu (6,7 – 9,0) ca bệnh lao và 1,5 triệu (1,3 – 1,7) tử vong do bệnh lao có thể được ngăn chặn vào năm  2035.

Kết luận/ Giải thích

Dịch bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đáng kể  đến dịch tễ học bệnh lao tại các nước đang có gánh nặng cao. Các bệnh truyền nhiễm và các ngành bệnh không lây nhiễm cần phải vượt qua ranh giới quy ước và liên kết với nhau để tạo thành một đáp ứng chung với bệnh đái tháo đường và bệnh lao.

Nguyên bản tiếng Anh

Background

Diabetes increases the risk of tuberculosis incidence and the risk of adverse treatment outcomes in patients with tuberculosis. Because prevalence of diabetes is increasing in low-income and middle-income countries where the burden of tuberculosis is high, prevention of diabetes carries the potential to improve tuberculosis control worldwide.

Methods

We used dynamic tuberculosis transmission models to analyse the potential effect of diabetes on tuberculosis epidemiology in 13 countries with high tuberculosis burden. We used data for previous diabetes prevalence in each country and constructed scenarios to represent the potential ranges of future diabetes prevalence. The country-specific model was calibrated to the estimated trend of tuberculosis incidence. We estimated the tuberculosis burden that can be reduced by alternative scenarios of diabetes prevention.

Findings

If the prevalence of diabetes continues to rise as it has been in the past decade in the 13 countries (base case scenario), by 2035, the cumulative reduction in tuberculosis incidence would be 8·8% (95% credible interval [CrI] 4·0–15·8) and mortality would be 34·0% (30·3–39·6). Lowering the prevalence of diabetes by an absolute level of 6·6–13·8% could accelerate the decline of tuberculosis incidence by an absolute level of 11·5–25·2% and tuberculosis mortality by 8·7–19·4%. Compared with the base case scenario, stopping the rise of diabetes would avoid 6·0 million (95% CrI 5·1–6·9) incident cases and 1·1 million (1·0–1·3) tuberculosis deaths in 13 countries during 20 years. If interventions reduce diabetes incidence by 35% by 2025, 7·8 million (6·7–9·0) tuberculosis cases and 1·5 million (1·3–1·7) tuberculosis deaths could be averted by 2035.

Interpretation

The diabetes epidemic could substantially affect tuberculosis epidemiology in high burden countries. The communicable disease and non-communicable disease sectors need to move beyond conventional boundaries and link with each other to form a joint response to diabetes and tuberculosis.

Funding

Taiwan National Science Council.