NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ NHỊN ĂN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG TRONG DỊCH COVID-19
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường nhưng có chế độ nhịn ăn vì lý do tôn giáo, ăn kiêng hoặc các lý do khác, trong đại dịch COVID-19 này cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng.
Trong tác phẩm Nhịn ăn An toàn với Bệnh tiểu đường, xuất bản lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2020, Martin M. Grajower đã thảo luận về các chiến lược giúp bệnh nhân tiểu đường tránh các biến chứng khi nhịn ăn. Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, người ta đã xác định rõ rằng mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2, là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Với sự gia tăng khả năng truyền nhiễm của biến thể omicron gần đây và với nguy cơ xuất hiện các biến thể mới từ khắp nơi trên thế giới, bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường muốn nhịn ăn vì lý do tôn giáo, tuân theo các chế độ ăn kiêng hoặc các lý do khác, đều cần có cân nhắc kĩ lưỡng. Một bài viết được xuất bản vào tháng 4 năm 2020 khuyến nghị phân loại những người mắc bệnh tiểu đường theo ba nhóm nguy cơ.
Nguy cơ cao: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, với HbA1C> 8,5% và kèm theo BẤT KỲ trường hợp nào sau đây:
- Thiếu kiến thức về hạ đường huyết
- Tăng đường huyết mức độ nặng hoặc từng tái phát trong ba tháng trước đó
- Tiền sử nhiễm toan ceton do đái tháo đường trong ba tháng trước đó
- Mắc các bệnh cấp tính (bao gồm COVID-19)
- Đang mang thai
- Có bệnh kèm như bệnh thận mãn tính hoặc suy tim
Nguy cơ trung bình: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và kèm theo BẤT KỲ trường hợp nào sau đây:
- HbA1C 7,5-8,5%
- Dùng insulin nền cùng sulfonylurea, chất ức chế DPP-4, chất ức chế SGLT2 hoặc GLP-1
- Gia đình có người mắc COVID-19 có triệu chứng
Nguy cơ thấp: Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và kèm theo TẤT CẢ những trường hợp sau:
- HbA1C <7,5%
- Không dùng thuốc để hạ đường huyết hoặc chỉ dùng metformin
- Sống trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Theo khuyến nghị, bệnh nhân có nguy cơ cao “không được nhịn ăn”. Bệnh nhân có nguy cơ trung bình “không nên nhịn ăn”. Và bệnh nhân có nguy cơ thấp nên thực hiện "các biện pháp phòng ngừa thích hợp nếu họ chọn nhịn ăn." Những biện pháp phòng ngừa này bao gồm kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất bốn lần một ngày: trước bữa ăn vào buổi sáng, hai giờ sau khi nhịn ăn, ngay trước khi kết thúc chế độ nhịn ăn cuối ngày và hai giờ sau khi nhịn ăn.
Các hướng dẫn trên đã được xuất bản bởi sự đồng thuận của một số bác sĩ. Theo Martin M. Grajower bệnh nhân đang dùng chất ức chế DPP-4 hoặc chất đồng thụ thể GLP-1 cũng có nguy cơ thấp trong hầu hết các trường hợp, tương tự như metformin, do nguy cơ hạ đường huyết rất hiếm. Ông cũng nói thêm rằng những người nhịn ăn trong thời gian ngắn hơn, chẳng hạn như nhịn ăn 24 giờ đối với chế độ Yom Kippur, hoặc nhịn ăn không liên tục KHÔNG nên nhịn ăn khi đang mắc bất kỳ bệnh cấp tính nào, kể cả COVID-19.
Theo dõi đường huyết liên tục (CGM) có thể là một biện pháp hỗ trợ đáng kể trong việc quản lý an toàn một bệnh nhân có nguy cơ thấp hoặc trung bình, nhưng không dành cho những bệnh nhân nhịn ăn trong một thời gian dài và không có khả năng thực hiện theo dõi đường huyết mao mạch thường xuyên. Mặc dù bệnh nhân có thể phải tự bỏ tiền cho CGM, nhưng chi phí này rất đáng để sử dụng trong thời gian nhịn ăn kéo dài, đặc biệt là vì các CGM mới nhất có tính năng đưa ra cảnh báo khi lượng đường thấp hoặc cao.
Những hướng dẫn này nên được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể khuyến khích bệnh nhân tham khảo ý kiến của mình để quyết định có nên nhịn ăn trong thời kỳ đại dịch hay không, và nếu có, làm thế nào để thực hiện điều đó một cách an toàn.