THƯƠNG TẬT THỨ PHÁT
1. Thương tật
thứ phát là gì?
Thương tật thứ phát là các khiếm
khuyết xảy ra sau một bệnh khác, người bệnh phải nằm lâu, bất động hoặc thiếu
chăm sóc, chăm sóc không đúng cách.
Các thương tật thứ phát có thế là:
teo cơ, co rút cơ, cứng khớp, loãng xương, nhiễm trùng, hoặc loét do đè ép...
Những thương tật này có thể gặp ở trẻ em bị bại não, bại liệt... ở người lớn bị
tai biến mạch máu não, bị chấn thương sọ não...
2. Những khó
khăn gặp phải do thương tật thứ phát
Cũng giống như các dạng tật khác,
các thương tật thứ phát có thể làm cho người bệnh gặp một số khó khăn nhất định
trong việc thực hiện các chức năng và sinh hoạt hàng ngày gây hạn chế sự tham
gia các hoạt động xã hội
Có thể gặp một số khó khăn thường gặp
do thương tật thứ phát như:
- Cứng khớp và đau khớp gây hạn chế
cử động
- Hạn chế các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày, tự chăm sóc bản thân
- Hạn chế di chuyển
- Trở ngại đối với việc học tập,
sinh hoạt và di chuyển của trẻ tại trường lớp.
- Khó khăn trong việc giao lưu kết
bạn của trẻ
- Hạn chế tham gia các công việc
gia đình và các hoạt động tại cộng đồng –
- Khó khăn trong việc tiếp tục duy
trì công việc, ảnh hưởng tới thu nhập
3. Nguyên nhân
gây thương tật thứ phát
- Tư thế sai do đau, ví dụ trong các
bệnh viêm khớp, chấn thương ở hệ cơ xương...
- Mẫu co cứng, co rút trong một số
bệnh lý thần kinh, chẳng hạn tai biến mạch máu não, chấn thương tuỷ sống, bại
não, bại liệt...
- Sau bất động lâu do bệnh nặng, do
chấn thương : sau gãy cổ xương đùi ở người già, nhồi máu cơ tim hoặc người bị
hôn mê... có thể bị loét, bị co rút, hoặc cứng khớp.
- Do thiếu chăm sóc hoặc thiếu hiểu
biết của nhân viên y tế hoặc bản thân gia đình, hoặc người khuyết tật.
4. Dấu hiệu
phát hiện
4.1. Teo cơ: là hiện tượng bắp cơ bị
teo nhỏ về thể tích do bất động lâu ngày hoặc do tổn thương thần kinh chi phối.
− Phát hiện teo cơ bằng cách đo chu
vi vòng chi, so sánh các chi đối diện hoặc so sánh trước và sau khi bị bất động.
Teo cơ do bất động thì sau khi tập luyện bằng các bài tập mạnh cơ, thể tích cơ
sẽ trở lại như cũ.
− Teo cơ do tổn thương thần kinh chi phối gặp
trong các trường hợp: liệt do chấn thương, do viêm đa dây thần kinh hoặc do một
số bệnh chuyển hoá như : đái tháo đường, thiếu vitamin B... teo cơ khi ấy thường
nặng nề, hồi phục kém. Điều trị bằng thuốc kết hợp với bài tập theo tầm vận động
khớp, tập mạnh cơ và dụng cụ trợ giúp hoặc chỉnh hình.
4.2. Co cứng cơ: là hiện tượng cơ bị
co cứng khi nghỉ ngơi. Khi ấy, để người bệnh nằm nghỉ ngơi, thư giãn rồi nắn bắp
cơ của họ, thấy cứng hơn bình thường. Cầm hai cẳng tay họ ve vẩy, thấy khó và
chậm hơn bên đối diện.
− Co cứng cơ thường gặp trong một số
bệnh như: tai biến mạch máu não, liệt tuỷ sống... và nhiều bệnh khác. Các cơ co
cứng gây hạn chế cử động của khớp, lâu ngày có thể dẫn tới co rút cơ và cứng khớp.
− Khi cơ bị co cứng cần duy trì bài
tập theo tầm vận động khớp để ngăn ngừa cứng khớp. Ngoài ra cần sử dụng dụng cụ
chỉnh hình để duy trì tư thế đúng càng lâu càng tốt.
4.3. Co rút cơ: là tình trạng cơ và
mô mềm bị co ngắn lại; do vậy, khớp không thể cử động hết tầm được.
− Phân biệt co rút với co cứng bằng
cách khi cử động thụ động chi của người bệnh nếu bị co cứng, khớp có thể cử động
đến hết tầm. Nếu co rút thì khớp không thể cử động được hết tầm, gân của cơ nổi
lên, căng cứng, khi kéo giãn người bệnh bị đau. Co cứng và co rút cơ có thể dẫn
tới cứng khớp và biến dạng khớp
4.4. Cứng khớp và biến dạng khớp: bình
thường cử động của các khớp rất dễ dàng, mềm mại và không đau. Khi bị viêm khớp
hoặc co rút cơ, tầm vận động của khớp bị hạn chế. Khớp luôn ở một tư thế, khó cử
động hết tầm gọi là cứng khớp. Những khớp bị viêm hoặc bất động lâu ngày có thể
dẫn tới biến dạng, lệch trục, không thể đưa về tư thế bình thường được.
− Phát hiện cứng khớp: để người bệnh
nằm thoải mái, thư giãn. Một tay cầm phía trên khớp bị cứng, một tay cầm ở ngọn
chi người bệnh. Thử cử động nhẹ nhàng theo tầm vận động khớp, nếu khớp cứng, đau
khi cử động là khớp đã bị cứng.
− Nhiều khi bệnh đã lâu ngày thì
khó phân biệt được cử động của khớp khó khăn là do cứng khớp hay do co rút cơ.
4.5. Loét do đè ép