VACCINE VÀ TIÊM CHỦNG: SỐT XUẤT HUYẾT
Có
những loại vắc-xin sốt xuất huyết nào hiện có?
Nhu
cầu về các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh sốt xuất huyết đang ngày
càng tăng, do bệnh này do bốn chủng virus (kiểu huyết thanh 1–4) gây ra. Hiện
nay, chỉ có một loại vắc-xin được sử dụng để phòng ngừa sốt xuất huyết. Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng Qdenga® (TAK-003) cho trẻ em từ 6–16 tuổi
ở những khu vực có cường độ lây truyền sốt xuất huyết cao. Khóa tiêm phòng gồm
hai mũi, cách nhau 3 tháng.
Qdenga®
(TAK-003) là gì?
TAK-003
là một loại vắc-xin sống giảm độc lực chứa các phiên bản suy yếu của các virus
sốt xuất huyết thuộc bốn kiểu huyết thanh 1, 2, 3 và 4, được phát triển bởi
hãng dược Takeda. TAK-003 sử dụng chủng DENV2 làm khung gen cơ bản. Lịch tiêm
chủng bao gồm hai liều, mỗi liều cách nhau ba tháng, dành cho các nhóm tuổi cụ
thể và trong những hoàn cảnh nhất định theo khuyến cáo của WHO.
Khuyến
cáo của WHO liên quan đến TAK-003
WHO
khuyến cáo sử dụng TAK-003 cho trẻ em từ 6–16 tuổi ở những nơi có cường độ lây
truyền sốt xuất huyết cao. Hiện WHO không khuyến cáo sử dụng vắc-xin trong
chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi vì hiệu quả của vắc-xin
thấp ở nhóm tuổi này. Hơn nữa, tỷ lệ dương tính kháng thể sốt xuất huyết ở nhóm
tuổi này thường thấp ngay cả ở các khu vực có cường độ lây truyền cao.
Vắc-xin
được khuyến cáo tiêm theo lịch 2 liều, khoảng cách tối thiểu 3 tháng giữa hai
liều. Không nên rút ngắn khoảng cách giữa hai liều này. Nếu mũi tiêm thứ hai bị
chậm trễ vì lý do nào đó, không cần phải bắt đầu lại quá trình tiêm chủng; mũi
tiêm thứ hai nên được thực hiện ngay khi có thể.
WHO
khuyến nghị các quốc gia xem xét đưa TAK-003 vào chương trình tiêm chủng định kỳ
tại những nơi mà cường độ lây truyền sốt xuất huyết cao gây ra vấn đề sức khỏe
cộng đồng đáng kể. Nhiều nước có sự phân bố không đồng đều về cường độ lây truyền
sốt xuất huyết giữa các vùng, và có thể cân nhắc áp dụng tiêm chủng một cách có
mục tiêu ở cấp địa phương.
Cho
đến khi có đánh giá đầy đủ hơn về hồ sơ hiệu quả – nguy cơ của TAK-003 đối với
các chủng DENV3 và DENV4 ở những người chưa từng nhiễm sốt xuất huyết (âm tính
kháng thể), WHO không khuyến cáo sử dụng vắc-xin này trong chương trình tiêm chủng
thường quy ở những nơi có mức độ lây truyền sốt xuất huyết từ thấp đến trung
bình.
Những
người có bệnh kèm theo sống ở các vùng có dịch sốt xuất huyết có thể được đề
nghị tiêm chủng ngay cả khi họ nằm ngoài độ tuổi khuyến cáo (6–16 tuổi) của
chương trình, với điều kiện có bằng chứng về gánh nặng đáng kể của các ca sốt
xuất huyết nặng trong nhóm đối tượng này ở quốc gia đó. Cho đến khi có thêm dữ
liệu về hiệu quả và an toàn, WHO khuyến nghị giới hạn độ tuổi tiêm chủng từ 6 đến
60 tuổi đối với những người có bệnh kèm theo.
Định
nghĩa cường độ lây truyền sốt xuất huyết cao là gì?
Để
xác định cường độ lây truyền sốt xuất huyết, các quốc gia xem xét tỷ lệ có
kháng thể theo độ tuổi và độ tuổi trung bình của các ca nhập viện do sốt xuất
huyết. Tỷ lệ có kháng thể (những người đã từng tiếp xúc với virus sốt xuất huyết)
trên 60% ở tuổi 9 hoặc độ tuổi trung bình của cao điểm nhập viện do sốt xuất
huyết dưới 16 tuổi có thể được xem là các chỉ báo của cường độ lây truyền cao.
Ai
không nên tiêm vắc-xin sốt xuất huyết?
Vắc-xin
TAK-003 không nên tiêm cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc
dự định mang thai trong ít nhất 1 tháng kể từ khi tiêm chủng;
- Phụ nữ đang cho con bú;
- Người có suy giảm miễn dịch
bẩm sinh hoặc mắc phải, bao gồm những người đang điều trị ức chế miễn dịch
như hóa trị hoặc dùng liều cao corticosteroid toàn thân (ví dụ: prednisone
20 mg/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày trong 2 tuần trở lên) trong vòng 4 tuần trước
khi tiêm chủng;
- Người bị nhiễm HIV có triệu
chứng hoặc không có triệu chứng nhưng có bằng chứng suy giảm chức năng miễn
dịch.
- Vắc-xin sốt xuất huyết
có thể tiêm cùng lúc với các loại vắc-xin khác không? Bằng chứng hiện
có cho phép tiêm đồng thời TAK-003 với vắc-xin phòng sốt vàng da và viêm
gan A. Các nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá việc tiêm đồng thời
với vắc-xin phòng HPV.
- Vắc-xin có bảo vệ hoàn
toàn khỏi sốt xuất huyết không? TAK-003 không ngăn ngừa được tất cả
các ca sốt xuất huyết. Tiêm chủng sốt xuất huyết nên được xem như một phần
trong chiến lược tổng hợp nhằm kiểm soát bệnh, bao gồm kiểm soát muỗi truyền
bệnh, xử lý ca bệnh đúng cách, giáo dục cộng đồng và huy động cộng đồng.
Kiểm soát muỗi toàn diện vẫn là thành phần quan trọng trong các chương
trình kiểm soát sốt xuất huyết. Hơn nữa, loài muỗi truyền bệnh sốt xuất
huyết còn lan truyền nhiều loại virus quan trọng khác như virus sốt vàng
da, chikungunya và Zika.
- Vắc-xin sốt xuất huyết
có được khuyến cáo cho người đi du lịch đến các vùng có dịch không? Những
người sống ở các vùng không có lưu hành dịch sốt xuất huyết nhưng đã từng
bị nhiễm một trong bốn chủng virus sốt xuất huyết khi đi du lịch đến các
vùng có dịch sốt xuất huyết có thể được hưởng lợi từ việc tiêm vắc-xin
TAK-003 nhằm ngăn ngừa đợt nhiễm bệnh thứ hai (có thể nghiêm trọng hơn)
khi trở lại vùng có dịch. Du khách thường xuyên, đi du lịch dài hạn, người
di cư và người nước ngoài lưu trú dài hạn có khả năng cao đã từng bị nhiễm
sốt xuất huyết (và do đó đã có kháng thể) hơn so với du khách lần đầu hoặc
đi du lịch ngắn ngày. Lợi ích của việc tiêm chủng TAK-003 ở những du khách
chưa từng bị nhiễm sốt xuất huyết (do đó chưa có kháng thể) thấp hơn so với
những du khách đã từng bị nhiễm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc cơ sở y
tế để biết liệu có cần tiêm vắc-xin sốt xuất huyết hay không.
Link bài viết gốc:
https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/dengue-vaccines