VIÊM HỌNG CẤP Ở NGƯỜI LỚN: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
I. Tổng quan
Viêm họng cấp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất được chẩn đoán và điều trị trong thực hành y khoa. Chủ đề này sẽ đề cập đến các liệu pháp giảm triệu chứng đau họng ở người lớn bị viêm họng cấp do virus (nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng cấp ở người lớn) hoặc vi khuẩn. Một trong những mục tiêu là tránh kê đơn kháng sinh quá mức khi mà mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Việc đánh giá và điều trị các nguyên nhân ít phổ biến nhưng nghiêm trọng gây đau họng như viêm nắp thanh quản, áp xe quanh amidan, nhiễm trùng khoang dưới hàm và sau hầu,… sẽ không bàn luận trong chủ đề này. Các liệu pháp giảm đau viêm họng cấp ở người lớn bao gồm: thuốc giảm đau toàn thân, liệu pháp tại chỗ và các biện pháp cải thiện môi trường sống. Các phương pháp này chưa được so sánh trực tiếp với nhau. Khi lựa chọn giữa các phương pháp này cần xem xét các yếu tố liên quan đến bệnh nhân (ví dụ: mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau họng, sự hiện diện của các triệu chứng kèm theo, và bất kỳ bệnh lý nền nào của bệnh nhân) và các yếu tố liên quan đến liệu pháp (ví dụ: thời gian giảm đau hiệu quả và tác dụng phụ của từng liệu pháp điều trị). Ngoài ra, phối hợp nhiều liệu pháp điều trị có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng tốt nhất.
II. Liệu pháp toàn thân
Liệu pháp toàn thân đường uống khá hiệu quả trong việc giảm đau viêm họng cấp
ở người lớn. Acetaminophen và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là hai loại
được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất cho chỉ định này. Việc sử dụng glucocorticoid để
điều trị hầu hết các cơn đau họng không được khuyến nghị do nguy cơ tác dụng phụ
toàn thân.
1. Thuốc giảm đau đường uống
Thuốc giảm đau đường uống rất dễ có sẵn, và các đánh giá hệ thống và thử nghiệm ngẫu nhiên đã xác nhận hiệu quả của từng thuốc giảm đau toàn thân được nghiên cứu trong điều trị đau họng cấp. Dữ liệu từ các thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy NSAIDs hiệu quả hơn acetaminophen. Tuy nhiên, chưa rõ liệu lợi ích về hiệu quả có ý nghĩa lâm sàng trong việc điều trị viêm họng hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân với một số bệnh lý nền cần tránh chọn thuốc giảm đau đường uống có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền của họ (ví dụ: bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp, tiền sử loét dạ dày, hoặc suy thận nên được khuyên dùng acetaminophen do khả năng gây kích ứng dạ dày hoặc chảy máu hoặc ảnh hưởng chức năng thận ít hơn so với NSAIDs hoặc aspirin). Khuyến cáo bắt đầu thuốc giảm đau đường uống với liều thấp nhất trong phạm vi liều điều trị khuyến cáo cho người lớn (ví dụ: ibuprofen 200 đến 400 mg, aspirin 325 mg, hoặc acetaminophen 325 mg). Nếu cần giảm đau thêm, liều có thể được tăng dần nhưng vẫn ở trong phạm vi liều khuyến cáo.
Hiệu quả của NSAID — Ibuprofen 200 đến 400 mg làm giảm đau họng cấp từ 32 đến 80% sau hai đến bốn giờ . Một số thử nghiệm ngẫu nhiên ở nhiều quốc gia giữa các bệnh nhân viêm họng cấp cho thấy ibuprofen giảm đau họng nhiều hơn đáng kể so với acetaminophen. Ví dụ, một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi tại Hoa Kỳ trên 120 bệnh nhân ngoại trú với đau họng cấp so sánh ibuprofen 400 mg, acetaminophen 1000 mg, và giả dược. Ibuprofen và acetaminophen đều có hiệu quả tương tự sau hai giờ; sau ba đến sáu giờ, giảm đau nhiều hơn với ibuprofen so với acetaminophen. So với giả dược, cả ibuprofen và acetaminophen đều giảm cường độ đau trong sáu giờ .
Hiệu quả của aspirin — Aspirin
đã chứng minh hiệu quả giảm đau họng từ một đến sáu giờ sau khi
sử dụng. Trong một thử nghiệm mù đôi, trên
272 bệnh nhân người lớn bị đau họng cấp kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, aspirin (hai viên sủi 400 mg trong nước) đã
giảm cường độ đau họng sau hai, bốn và sáu giờ ở nhóm can thiệp so với giả dược. Đau đầu và
mỏi cơ cũng giảm đáng kể ở nhóm điều trị, không có
tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Trong một
nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên khác với 177 bệnh nhân người lớn bị đau họng
cấp, thời gian giảm đau có ý nghĩa và cường độ đau giảm ở nhóm được điều trị bằng aspirin
giải phóng nhanh (hai viên
500 mg chứa sodium carbonate) so với giả dược .
Hiệu quả của acetaminophen —
Acetaminophen 1000 mg giảm đau họng cấp khoảng 50% sau ba giờ . Acetaminophen kết hợp với sodium bicarbonate, một công thức liên quan đến sự hấp thụ
acetaminophen nhanhhơn so với
viên
acetaminophen tiêu chuẩn, đã được chứng minh là mang lại sự
giảm đau nhanh trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên trên 241 bệnh nhân người lớn bị
đau họng cấp. Một liều duy nhất của acetaminophen 500 mg và sodium bicarbonate 630 mg
mang lại sự giảm đau đáng kể hơn so với giả dược bắt đầu từ 15 phút sau liều và tiếp tục kéo dài đến sáu
giờ .
2. Vai trò hạn chế của glucocorticoids
Khuyến nghị không kê đơn glucocorticoid như một phương pháp điều trị thường xuyên để giảm đau liên quan đến đau họng cấp, không phân biệt nguyên nhân. Việc sử dụng glucocorticoid phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nên được giới hạn cho những bệnh nhân đặc biệt có biểu hiện đau họng nghiêm trọng và/hoặc khó nuốt kèm theo. Mặc dù có bằng chứng cho thấy việc sử dụngglucocorticoid có thể giảm nhẹ thời gian đau họng, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ toàn thân, trong đó có tăng đường huyết. Các hướng dẫn của IDSA khuyến nghị không sử dụng glucocorticoid cho bệnh nhân viêm họng do liên cầu khuẩn ; Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Vương quốc Anh (NICE) không khuyến nghị sử dụng glucocorticoid cho đau họng cấp. Các đánh giá hệ thống về các thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của glucocorticoid trong việc giảm đau viêm họng cấp thường chỉ tìm thấy lợi ích khiêm tốn (giảm đau nhanh hơn khoảng một nửa ngày) . Trong một phân tích tổng hợp của 10 thử nghiệm ngẫu nhiên bao gồm 1426 trẻ em và người lớn, một đến hai ngày sử dụng glucocorticoid bổ sung (dexamethasone, betamethasone hoặc prednisone đường uống hoặc tiêm bắp) đã giảm thời gian giảm đau khoảng năm giờ (7,4 so với 12,3 giờ) và thời gian hết đau hoàn toàn thêm 11 giờ (33 so với 44 giờ) so với giả dược. Tuy nhiên, có những hạn chế quan trọng với các nghiên cứu này: kháng sinh đã được sử dụng đồng thời trong hầu hết các thử nghiệm, và việc sử dụng các thuốc giảm đau đồng thời không được kiểm soát, làm khó khăn trong việc phân lập hiệu quả giảm đau của một phương pháp so với phương pháp khác. Các hoạt chất glucocorticoid được sử dụng có sự khác biệt, được dùng với các liều lượng, khoảng thời gian khác nhau và qua các đường dùng khác nhau. Trong một số nghiên cứu, mặc dù không thấy sự khác biệt về tỷ lệ tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng glucocorticoid ngắn hạn, tuy nhiên số lượng bệnh nhân được nghiên cứu là quá nhỏ để phát hiện các tác dụng phụ có thể xảy ra ngay cả với các liệu trình glucocorticoid ngắn hạn như vậy .
III. Liệu pháp điều trị tại chỗ đau họng
Nhiều liệu pháp tại chỗ cho đau họng dưới dạng viên ngậm, thuốc xịt họng, nước súc miệng có sẵn để giảm đau liên quan đến viêm họng. Ưu điểm của các liệu pháp tại chỗ bao gồm tác động trực tiếp giúp giảm đau với nồng độ cao vào vùng mô viêm và giảm nguy cơ độc tính so với việc sử dụng thuốc toàn thân. Hiệu quả cũng xuất hiện nhanh hơn nhiều, mặc dù thời gian hiệu quả có thể ngắn hơn so với các liệu pháp toàn thân. Sự thuận tiện trong việc sử dụng cũng là một yếu tố; một số liệu pháp dễ dàng sử dụng nhanh chóng (viên ngậm, xịt), liệu pháp khác có thể cần phải chuẩn bị (ví dụ: nước súc miệng,…). Việc sử dụng các liệu pháp tại chỗ như một phương pháp bổ sung hoặc thay thế cho thuốc giảm đau đường uống đối với cơn đau họng nghiêm trọng. Không có bằng chứng cho thấy viên ngậm hoặc thuốc xịt họng nào là hiệu quả hơn. Ngoài ra, có thể khuyến khích bệnh nhân sử dụng nước ấm như trà kết hợp với mật ong, … giúp làm dịu cảm giác khó chịu vùng họng. Các liệu pháp tại chỗ đã được nghiên cứu ở mức độ khác nhau. Một nghiên cứu so sánh hiệu quả tác động của viên ngậm, thuốc xịt và nước súc miệng chứa technetium tại miệng và họng của các tình nguyện viên khỏe mạnh. Viên ngậm cho thấy vùng niêm mạc được tác động rộng hơn trong miệng và họng, ngoài ra thời gian sạch hoạt chất của viên ngậm vùng họng – miệng cũng chậm hơn so với thuốc xịt họng và nước súc miệng. Như vậy, viên ngậm có thể hiệu quả hơn cho điều trị triệu chứng viêm họng.
1. Viên ngậm
Nhiều loại viên ngậm khác nhau được bán trên thị trường để điều trị triệu chứng đau họng. Chúng giúp giảm đau nhanh chóng và ngắn hạn. Chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả giữa các loại viên ngậm. Trên thị trường, các loại viên ngậm thường chứa một số thành phần hoạt chất sau đây: menthol, dyclonine, benzocaine hoặc hexylresorcinol. Menthol đã được chứng minh có tính chất gây tê, mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể để điều trị triệu chứng đau họng. Nhiều sản phẩm không cần kê đơn để giảm đau họng chứa thành phần hoạt chất menthol, có thể là đơn lẻ hoặc kết hợp với các chất khác. Dyclonine là một loại thuốc tê tại chỗ, có mặt trong các viên ngậm đau họng không cần kê đơn. Benzocaine là hoạt chất gây tê tại chỗ hiệu quả có trong các viên ngậm đau họng. Tuy nhiên, việc sử dụng viên ngậm có chứa benzocaine cùng lúc với bình xịt chứa benzocaine, có nguy cơ gây ra methemoglobinemia, một tác dụng phụ hiếm nhưng nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Mặc dù tác dụng phụ của viên ngậm chứa benzocaine là hiếm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát thông báo sức khỏe cộng đồng liên quan đến nguy cơ này từ các bình xịt chứa benzocaine, và cơ quan này tiếp tục nhận được báo cáo về sự xuất hiện của methemoglobinemia. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát với 165 bệnh nhân đau họng không biến chứng, viên ngậm chứa 8 mg benzocaine hiệu quả hơn giả dược cả về giảm đau họng và thời gian giảm đau . Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát khác, với 321 người trưởng thành bị viêm họng cấp, viên ngậm chứa 1,5 mg benzocaine (kết hợp với hai chất kháng khuẩn tại chỗ, 0,5 mg tyrothricin và 1,0 mg benzalkonium chloride) đã được so sánh với giả dược. Trong nhóm dùng viên ngậm benzocaine, tỷ lệ bệnh nhân trải qua cơn đau họng giảm ít nhất 50% và cải thiện khả năng nuốt trong vòng một giờ sau liều đầu tiên (23% so với 14% và 15% so với 8%). Hexylresorcinol có tác dụng gây tê tại chỗ và có trong các viên ngậm đau họng không cần kê đơn. Theo báo cáo của hãng dược sản xuất, thời gian bắt đầu tác dụng của viên ngậm hexylresorcinol xảy ra từ 1 đến 10 phút và sự giảm đau họng kéo dài ít nhất hai giờ .Trên thị trường hiện nay, có một số hoạt chất đã được nghiên cứu và cho ra sản phẩm để giảm đau họng bao gồm: lidocaine, ambroxol, amylmetacresol và 2,4-dichlorobenzyl alcohol (AMC/DCBA), benzydamine hydrochloride, và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Lidocaine hydrochloride viên ngậm (8 mg) đã cải thiện cường độ đau trong hai giờ sau liều đầu tiên trong một nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược ở Đức với 240 người trưởng thành có đau họng từ trung bình đến nặng mới xuất hiện mà không có bằng chứng về nguyên nhân vi khuẩn. Sự cải thiện kéo dài trong hai ngày, trong đó bệnh nhân có thể sử dụng thêm tối đa 11 viên ngậm lidocaine. Điều trị được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ trong nhóm điều trị bằng lidocaine. Ambroxol đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu. Một đánh giá của năm nghiên cứu ngẫu nhiên với 1713 bệnh nhân bị đau họng cấp, không biến chứng “vừa” hoặc “nặng” mới xuất hiện cho thấy trong bốn nghiên cứu, sự giảm đau họng với 20 mg ambroxol đáng kể hơn so với giả dược bắt đầu từ 30 phút sau khi dùng và kéo dài ít nhất ba giờ. Điều trị được dung nạp tốt, mặc dù cảm giác tê lưỡi/miệng và thay đổi vị giác được ghi nhận, đặc biệt là ở bệnh nhân có đau họng nhẹ ở thời điểm bắt đầu. AMC/DCBA cho đau họng cấp do nhiễm trùng đường hô hấp trên đã được đánh giá trong các nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng. Trong hai nghiên cứu, AMC/DCBA liên quan đến việc giảm đau họng bắt đầu trong vòng năm phút sử dụng và kéo dài trong hai giờ so với giả dược . Trong một nghiên cứu khác, viên ngậm chứa AMC/DCBA và lidocaine cũng giảm khó nuốt ít nhất hai giờ. Benzydamine hydrochloride, một NSAID với tính chất gây tê và chống viêm, đã được chứng minh trong một nghiên cứu 363 người trưởng thành bị viêm amidan và viêm họng, hoạt chất đã làm giảm đau họng bắt đầu từ hai phút và kéo dài đến bốn giờ. Cả hai dạng viên ngậm và xịt benzydamine đều giảm triệu chứng hiệu quả, mặc dù viên ngậm hiệu quả hơn đáng kể ở các mốc thời gian 5, 30 và 60 phút sau khi dùng thuốc. Flurbiprofen và ibuprofen viên ngậm, viên ngậm cũng đã được chứng minh là giảm đau so với giả dược.
2. Các thuốc xịt họng
Các thuốc xịt họng không cần kê đơn có thể làm giảm đau nhanh chóng cho đau họng cấp. Các hoạt chất thường có trên thị trường bao gồm phenol, benzocaine, hoặc chlorhexidine gluconate và benzydamine hydrochloride. Thuốc xịt họng có thể khó sử dụng hơn so với viên ngậm. Dữ liệu về hiệu quả của thuốc xịt họng còn hạn chế. Phenol được mô tả là có cả tính kháng khuẩn và gây tê. Các thuốc xịt phenol chưa được nghiên cứu một cách nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng. Xịt benzocaine có thể hiệu quả trong việc giảm đau họng; tuy nhiên, nó có nguy cơ gây methemoglobinemia. FDA đã phát hành cảnh báo sức khỏe cộng đồng về nguy cơ này liên quan đến xịt benzocaine. Loại xịt chứa chlorhexidine gluconate (một chất kháng khuẩn tại chỗ) và benzydamine hydrochloride (một chất chống viêm tại chỗ) đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, cho thấy khả năng làm giảm đau họng và được dung nạp tốt ở bệnh nhân bị viêm họng do virus hoặc streptococcal trong hai nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên.
3. Dung dịch súc họng
Tương tư như loại xịt có chứa chlorhexidine gluconate, một số dung dịch súc họng/miệng có chứa chlorhexidine digluconate (Medoral) giúp giảm đau, tăng tốc độ lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng của vết loét nhưng không làm giảm sự hình thành vết loét mới. Thường sử dụng 2 lần mỗi ngày. Nhiều loại trà và dung dịch súc họng thảo dược cũng có tác dụng giảm đau họng. Các sản phẩm này có thể chứa các hoạt chất có tác dụng tạo màng bảo vệ trên niêm mạc miệng và họng để làm giảm kích thích niêm mạc miệng và họng. Các chất thường được sử dụng trong các sản phẩm này bao gồm mật ong, pectin và glycerin. Trà được chứng minh là làm giảm đau họng một cách đáng kể so với giả dược trong vòng 30 phút sau khi uống, mà không có sự kiện bất lợi nghiêm trọng.
IV. Liệu pháp cải thiện môi trường sống
Cải thiện môi trường sống là liệu pháp không dùng thuốc được xem như là biện pháp bổ trợ cho các phương pháp điều trị toàn thân và tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng. Mặc dù có rất ít dữ liệu chứng minh cho hiệu quả của liệu pháp này, tuy nhiên đây vẫn là liệu pháp có chiphí thấp và có thể thực hiện được. Tạo độ ẩm cho môi trường để tránh tình trạng khô quá mức có thể thực hiện bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, lọc không khí cần được thực hiện thường xuyên để tránh việc phát tán nấm hoặc vi khuẩn gây hại. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá cả bằng cách loại bỏ việc hút thuốc và tránh khói thuốc lá thụ động, để ngăn ngừa kích thích từ khói thuốc có thể làm trầm trọng thêm cơn đau họng.