Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori
1. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày HP
- Đau và có cảm giác nóng rát vùng bụng
trên, còn gọi là vùng thượng vị. Khi dạ dày trống rỗng thì những cơn đau càng
nghiêm trọng và rõ ràng hơn.
- Thường xuyên bị nôn hoặc buồn
nôn.
- Ợ hơi.
- Chán ăn.
- Chướng bụng.
- Đột nhiên giảm cân mà không rõ nguyên
nhân.
- Đi ngoài phân đen do phân lẫn máu từ
niêm mạc dạ dày.
- Một số triệu chứng nghiêm trọng mà
người bệnh cần phải đi khám sớm đó là tình trạng khó thở, nôn ra máu, mệt mỏi
không rõ nguyên nhân, thường xuyên bị chóng mặt do cơn đau nghiêm trọng hoặc do
tình trạng mất máu quá nhiều, da nhợt nhạt vì thiếu máu, thường xuyên bị đau
bụng, cơn đau khi âm ỉ, khi lại dữ dội.
2. Đường lây lan của vi khuẩn HP
Viêm dạ dày HP có thể lây qua nhiều con
đường khác nhau
- Lây qua đường miệng – miệng khi:
+ Ăn uống chung món ăn với người bệnh,
dùng chung các loại dao, dĩa, bát, đũa với người bệnh.
+ Dùng chung một số vật dụng cá nhân
chẳng hạn như uống chung cốc nước, đánh răng chung bàn chải,…
+ Trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm khuẩn HP nếu
người lớn bị bệnh thực hiện thói quen mớm thức ăn cho bé hoặc hôn lên môi
trẻ.
+ Một số con đường lây nhiễm khác như ăn
thực phẩm tái sống, tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh (trong những
trường hợp phân của người bệnh được thải ra ao hồ,…), khi tiếp xúc với dụng cụ
y tế với người bệnh nhưng chưa được đảm bảo vô trùng.
3.2. Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP
- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh thường được áp
dụng trong điều trị bệnh. Các bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại kháng sinh để
tăng cường hiệu quả chữa bệnh. Lưu ý, các loại thuốc này có thể gây ra một số
tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, ảnh hưởng đến vị giác,…
Sau khoảng một thời gian điều trị, người bệnh cần tái khám theo
hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp vi khuẩn vẫn còn tồn tại, bệnh nhân có
thể cần điều trị thêm một đợt thuốc nữa. Bệnh nhân cần lưu ý không được tự mua
và dùng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc khiến quá trình điều trị về sau
trở nên khó khăn hơn.
- Kết hợp với một số phương pháp điều trị tại nhà
Ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh
cũng cần điều chỉnh thói quen sống, chế độ ăn uống để bệnh sớm được cải thiện
và ngăn ngừa nguy cơ tái phát:
+ Nên đi ngủ sớm, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng/đêm.
+ Điều chỉnh chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
+ Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
+ Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn có lợi như sữa
chua.
+ Không dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
+ Hạn chế ăn những đồ cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ.
4. Phòng ngừa viêm dạ dày HP bằng cách nào?
Để phòng ngừa viêm dạ dày do khuẩn HP, bạn có thể áp dụng một số
phương pháp sau:
- Thực hiện và duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là
trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh dụng cụ nấu ăn trước khi chế
biến món ăn. Đồng thời, nên thường xuyên dọn dẹp nhà bếp.
- Nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn
gốc rõ ràng, mua tại những cửa hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Lưu ý, không nên ăn những loại thực phẩm đã bị ôi thiu, tránh
ăn uống tại các hàng quán vỉa hè,…
- Đảm bảo luôn luôn thực hiện ăn chín,
uống sôi.
- Cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng
như các loại vitamin và khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày,…
- Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức
khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể thải độc hiệu quả, phòng tránh nhiều
loại bệnh tật.
- Kiểm tra sức khỏe tiêu hóa định
kỳ.
- Nếu trong gia định có người mắc bệnh
viêm dạ dày HP thì cần áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả.