THIẾU VITAMIN K

Sinh lý học

Vitamin K1 (phylloquinone) là vitamin K trong khẩu phần ăn. Nguồn từ các loại rau lá màu xanh (đặc biệt là cây cải lá, cải bó xôi, và salad xanh), đậu nành, dầu thực vật. Khẩu phần ăn có chất béo làm tăng khả năng hấp thụ của nó. Các công thức cho trẻ sơ sinh có bổ sung vitamin K. Sau giai đoạn sơ sinh, vi khuẩn trong đường tiêu hóa tổng hợp vitamin K, được hấp thụ và sử dụng bởi cơ thể.

Vitamin K2 đề cập đến một nhóm các hợp chất (menaquinone) được tổng hợp bởi vi khuẩn trong đường ruột; lượng tổng hợp không đáp ứng đủ sự nhu cầu về vitamin K.

Vitamin K kiểm soát sự hình thành các yếu tố đông máu II (prothrombin), VII, IX, và X trong gan. Các yếu tố đông máu khác phụ thuộc vào vitamin K là protein C, protein S, và protein Z; protein C và S là các chất chống đông. Các con đường trao đổi chất bảo tồn vitamin K. Một khi vitamin K đã tham gia vào sự hình thành các yếu tố đông máu, sản phẩm phản ứng, hợp chất epoxide vitamin K, được enzym chuyển thành dạng hoạt chất, vitamin K hydroquinone.

Cần canxi cho các hoạt động của các protein phụ thuộc vitamin. Các protein phụ thuộc vitamin K, chứng nhuyễn xương và protein nền gamma-carboxy-glutamyl (Gla), có thể có vai trò quan trọng trong xương và các mô khác. Các dạng vitamin K là những liệu pháp điều trị thông thường cho loãng xương ở Nhật Bản và các nước khác.

Căn nguyên của thiếu hụt vitamin K:

Trẻ sơ sinh có khuynh hướng bị thiếu vitamin K như sau:

  •          Các lipid và vitamin K truyền trong nhau thai tương đối kém.
  •          Gan trẻ sơ sinh là không hoàn chỉnh đối với việc tổng hợp prothrombin.
  •          Sữa mẹ có ít vitamin K, chứa khoảng 2,5 mcg/L (sữa bò chứa 5000 mcg/L).
  •          Đường ruột của trẻ sơ sinh là vô trùng trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời.

Ở người trưởng thành, thiếu vitamin K có thể là kết quả của

  •          Giảm hấp thu chất béo (ví dụ, do tắc nghẽn mậtcác rối loạn giảm hấp thuxơ nang, hoặc cắt bỏ ruột non)
  •          Thuốc chống đông máu coumarin can thiệp vào sự tổng hợp các protein đông máu phụ thuộc vitamin K (các yếu tố II, VII, IX và X) ở trong gan.
  •          Một số thuốc kháng sinh (đặc biệt là cephalosporin và kháng sinh phổ rộng khác), salicylat, liều cao của vitamin E, và suy gan sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân thiếu vitamin K.

Các triệu chứng và dấu hiệu thiếu hụt vitamin K:

Biểu hiện thông thường là chảy máu. Dễ bị thâm tím và chảy máu vùng niêm mạc (đặc biệt là chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh và huyết niệu) có thể xảy ra. Máu có thể rỉ ra từ các vị trí đâm hoặc vết rạch.

Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh và bệnh xuất huyết muộn ở trẻ nhỏ có thể gây ra chảy máu ở da, đường tiêu hóa, trong lồng ngực, hoặc, trong trường hợp xấu nhất, chảy máu trong sọ. Nếu vàng da tắc nghẽn xuất hiện, chảy máu - nếu có - thường sẽ bắt đầu sau ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5. Có thể bắt đầu như là rỉ máu từ vết mổ, lợi, mũi, hoặc niêm mạc tiêu hóa, hoặc nó có thể bắt đầu như chảy máu ồ ạt vào đường tiêu hoá.

Chẩn đoán thiếu hụt vitamin K:

Thường kéo dài thời gian prothrombin (PT) hoặc tăng tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR) giảm sau phytonadione

Thiếu hoặc đối kháng vitamin K (do thuốc chống đông máu coumarin) được nghi ngờ khi chảy máu bất thường xuất hiện ở bệnh nhân có nguy cơ. Các nghiên cứu đông máu có thể xác nhận sơ bộ chẩn đoán. PT được kéo dài và INR tăng, nhưng PTT, thời gian thrombin, số lượng tiểu cầu, thời gian chảy máu, và mức độ của fibrinogen, sản phẩm phân rã sợi, và xét nghiệm D-dimer là bình thường.

Nếu phytonadione (tên chung của dược điển Hoa Kì cho vitamin K1) 1 mg IV làm giảm đáng kể PT trong vòng 2 đến 6 giờ, thì rối loạn gan có thể không phải là nguyên nhân, và chẩn đoán thiếu vitamin K được xác nhận.

Một số trung tâm có thể phát hiện thiếu vitamin K trực tiếp hơn bằng cách đo mức độ vitamin trong huyết thanh. Mức độ vitamin K1 trong huyết thanh dao động từ 0,2 đến 1,0 ng/mL ở những người khỏe mạnh tiêu thụ đủ lượng vitamin K1 (50 đến 150 mcg/ngày). Biết lượng vitamin K đưa vào có thể giúp giải thích mức huyết thanh; lượng tiêu thụ gần đây ảnh hưởng đến mức trong huyết thanh nhưng không phải trong mô.

Các chỉ số nhạy cảm hơn về tình trạng vitamin K, như PIVKA (protein phát sinh khi không có vitamin K không xuất hiện hoặc đối kháng) và undercarboxylated osteocalcin, đang được nghiên cứu.

Điều trị thiếu hụt vitamin K

  •          Phytonadione

Bất cứ khi nào có thể, phytonadione nên được cung cấp đường uống hoặc tiêm dưới da. Liều bình thường của người lớn từ 1 đến 20 mg. (Hiếm khi, ngay cả khi phytonadione được pha loãng chính xác và đưa ra chậm, việc thay thế qua đường tĩnh mạch có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn hoặc phản vệ.) INR thường giảm trong vòng 6 đến 12 giờ. Liều có thể được nhắc lại trong 6 đến 8 giờ nếu INR không giảm như mong muốn.

Phytonadione 1 đến 10 mg đường uống được chỉ định khi điều trị không cấp cứu cho một INR bị kéo dài ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông. Sự hiệu chỉnh thường xảy ra trong vòng 6 đến 8 giờ. Khi chỉ cần điều chỉnh một phần INR (ví dụ, khi INR nên duy trì hơi cao do có van tim nhân tạo), có thể dùng phytonadione liều thấp hơn (ví dụ, 1 đến 2,5 mg).

Ở trẻ sơ sinh, chảy máu do thiếu vitamin K có thể được hiệu chỉnh bằng cách cho phytonadione 1 mg tiêm dưới da hoặc đường tiêm bắp trong một lần. Liều này được nhắc lại nếu INR vẫn tăng. Dùng liều cao hơn có thể cần thiết nếu người mẹ đang dùng thuốc chống đông.

Phòng ngừa

Phytonadione 0,5 đến 1 mg tiêm bắp (hoặc 0,3 mg/kg ở trẻ sơ sinh non tháng) được khuyến nghị cho tất cả các trẻ sơ sinh trong vòng 6 giờ sau sinh để giảm khả năng xuất huyết nội sọ do sang chấn thương khi sinh và bệnh xuất huyết điển hình của trẻ sơ sinh (nguy cơ xuất huyết tăng lên từ 1 đến 7 ngày sau sinh). Nó cũng được sử dụng dự phòng trước khi phẫu thuật.

Một số bác sĩ lâm sàng khuyến nghị phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chống động kinh dùng phytonadione 10 mg uống một lần/ngày trong 1 tháng hoặc 20 mg uống một lần/ngày trong 2 tuần trước khi sinh. Vitamin K1hàm lượng thấp trong sữa mẹ có thể tăng lên bằng cách tăng khẩu phần ăn có phylloquinone lên đến 5 mg/ngày.