Hội chứng tăng độ nhớt của máu

Hội chứng tăng độ nhớt của máu

Tác giả: BS Huỳnh Lê Thái Bão, Khoa Y, Đại học Duy Tân

---------------------------

Bệnh nhân nam 74 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, tăng lipid máu và đái tháo đường biểu hiện mệt mỏi nặng hơn, nhìn mờ, nhức đầu và khó thở trong 3 tháng trở lại. Ngoài ra, ông ta có chảy máu nướu khi đánh răng, mặc dù chăm sóc răng miệng đúng cách.

DHST: có nhịp thở nhanh và SpO2: 82% được cải thiện lên 87% trên khi thở 15 L O2 thông qua nonrebreather.

Khám lâm sàng: cho thấy cơ lực giảm còn 4/5 ở tay phải và chân phải cánh tay và chân phải của anh ấy, lác to và các đốmRoth (Nốt xuất huyết võng mạc tròn, trung tâm màu trắng.) (như hình dưới) khi soi đáy mắt.

Cận lâm sàng:

Kết quả XN ban đầu WBC: 145 ngàn TB / µL, HGB: 7,4 g/dL ( giảm so với bình thường là 13 g/dL 2 năm trước), Creatinine: 1,3 mg / dL.

CXR (Chest x-ray) X quang ngực: cho thấy có các thâm nhiễm 2 đáy phổi.

 

CT của ngực cho thấy không có thuyên tắc phổi, những lại cho thấy sự hiện diện của các thâm nhiễm ở thùy dưới 2 bên. CT không cản quang não có sự teo não phù hợp với độ tuổi mà không có dấu hiệu thiếu máu cục bộ hay xuất huyết.

Phết máu ngoại vi (lam máu ngoại vi) cho thấy có sự xuất hiện của các TB blast ( tế bào non) và thiếu máu đẳng bào.

Bàn luận: Chẩn đoán có khả năng nhất trong trường hợp này là gì?

Hội chứng tăng độ nhớt của máu (Hyperviscosity Syndrome) do tình trạng tăng bạch cầu

Bệnh nhân này có tam chứng điển hình: chảy máu niêm mạc, giảm thị lực và dấu hiệu thần kinh khu trú trong Hyperviscosity Syndrome

Có 1 sự tăng lên của bạch cầu cùng với sự xuất hiện của các tế bào blast gợi ý đến 1 khả năng về 1 bệnh lý huyết học ác tính. Là nguyên nhân cho các triệu chứng của bệnh nhân.

Vậy hội chứng tăng độ nhớt máu là gì?

Hội chứng tăng độ nhớt máu là một tình trạng làm cho máu không thể chảy tự do qua các động mạch.

Trong hội chứng này, tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra do quá nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc protein trong máu. Bệnh cũng có thể xảy ra khi hồng cầu có hình dạng bất thường, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tăng độ nhớt máu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng do giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, ruột, thận và não. Ở người lớn, hội chứng này có thể gặp cùng với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ; hoặc xuất hiện cùng các bệnh ung thư máu như ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Triệu chứng

Các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm đau đầu, co giật và nổi ban đỏ trên da. Nếu trẻ sơ sinh buồn ngủ bất thường hoặc không muốn bú, đây là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Nhìn chung, các triệu chứng liên quan đến tình trạng này là kết quả của những biến chứng xảy ra khi các cơ quan quan trọng không nhận đủ oxy từ máu. Các triệu chứng khác của hội chứng tăng độ nhớt máu bao gồm:

- Chảy máu bất thường.

- Rối loạn thị giác.

- Chóng mặt.

- Tức ngực, khó thở.

- Co giật.

- Hôn mê;

- Đi lại khó khăn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể gặp phải các vấn đề như vàng da, suy thận hoặc các bệnh lý hô hấp.

Nguyên nhân

Hội chứng tăng độ nhớt máu được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh khi tỷ lệ hồng cầu trên 65%. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh có thể do các bất thường phát sinh trong khi mang thai hoặc thời điểm chuyển dạ, bao gồm:

- Kẹp dây rốn muộn.

- Các bệnh di truyền từ bố mẹ.

- Các vấn đề về gen, chẳng hạn như hội chứng Down.

- Tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể do không có đủ oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể thai nhi. Hội chứng truyền máu song thai - một tình trạng mà cặp song sinh không nhận được đồng đều máu trong tử cung là một ví dụ điển hình.

Hội chứng tăng độ nhớt máu cũng có thể do các rối loạn trong quá trình sản xuất tế bào máu gây nên, bao gồm:

- Bệnh bạch cầu, ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào bạch cầu.

- Bệnh đa hồng cầu, một loại ung thư máu dẫn đến quá nhiều tế bào hồng cầu.

- Tăng tiểu cầu nguyên phát, một tình trạng máu xảy ra khi tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu.

- Rối loạn sinh tủy, một nhóm các rối loạn máu gây ra số lượng bất thường của các tế bào máu nhất định, chiếm chỗ của các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và thường dẫn đến thiếu máu nặng.

Ở người lớn, hội chứng tăng độ nhớt máu thường biểu hiện triệu chứng khi độ nhớt trong máu cao hơn 6 đến 7 lần so với nước muối (ở người bình thường, độ nhớt máu so với nước muối là từ 1,6 đến 1,9). Mục tiêu điều trị là giảm độ nhớt xuống mức bình thường này để giải quyết các triệu chứng của từng cá nhân.

 

Tài liệu tham khảo: Case 74 ICU Complications of Hematopoietic Stem Cell Transplantation Including Graft Versus Host Disease, Page: 647, Evidence –Base Critical Care A case study Apporach.