GIANG MAI

GIANG MAI

Nguồn:https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMicm1904420

Người dịch: BS. Nguyễn Thị Hà, Khoa Y – Đại học Duy Tân

-----------------------------

Một bé gái 6 tháng tuổi có bố mẹ mắc bệnh giang mai được chuyển đến bệnh viện để đánh giá và điều trị sau khi xét nghiệm thấy bé cũng bị bệnh giang mai. Người mẹ có kết quả âm tính khi xét nghiệm reagin huyết tương nhanh (RPR) sớm trong thai kỳ và không được kiểm tra lại tại thời điểm sinh. Mười ngày trước, bệnh giang mai đã được chẩn đoán ở bố mẹ, xét nghiệm nhanh ở trẻ sơ sinh. Các kết quả xét nghiệm RPR là dương tính (hàm lượng: 1: 512), xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang khoáng thể kháng giang mai cũng dương. Khám thực thể thấy bướu trán và khối quanh hậu môn (Hình A). Không có phát ban, gan lách to, hạch to, hạn chế vận động chi. Khối này được phát hiện lần đầu tiên khi 2 tuần tuổi và được cho là u máu. Lấy mẫu sinh thiết khối u và nhuộm hóa mô miễn dịch cho kết quả dương tính với xoắn khuẩn (Bảng B). Chụp X quang hai bên xương chày phải thấy viêm màng xương (Bảng C). Đứa trẻ được điều trị bằng liệu trình tiêm penicillin 10 ngày và khối u đã giảm kích thước (Bảng D). Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ngày càng tăng ở Hoa Kỳ làm cho việc nhận biết và phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh là một mối quan tâm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.