Hướng dẫn cho ba mẹ - Bảo vệ bản thân và bé yêu trước mùa cúm

Hướng dẫn cho ba mẹ -  Bảo vệ bản thân và bé yêu trước mùa cúm

BS. Nguyễn Thị Khánh Linh – Khoa Y – Trường Đại học Duy Tân

-------------------------------------------------------

Thông tin bệnh cúm

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một loại nhiễm khuẩn ở mũi, họng và phổi bởi virus cúm. Có rất nhiều chủng virus cúm khác nhau và thỉnh thoảng có một số chủng virus cúm mới xuất hiện và gây bệnh cho con người. Nó xảy ra trong các vụ dịch hàng năm, chủ yếu trong mùa đông.

Sự nguy hiểm của bệnh cúm đối với bé yêu

Mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi bé bị cúm , đặc biệt trước khi bé tròn 5 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng của cúm thường xuất hiện ở bé nhỏ hơn 2 tuổi và những bé mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, đái tháo đường.

Bệnh cúm lây lan như thế nào?

Cả virus cúm A/H1N1 và cúm mùa đều thường lây lan từ người này sang người khác qua các giọt bắn khi ho hoặc hắc xì của người bị cúm, virus cúm cũng có thể lây qua việc sờ vào các nơi có virus cúm và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi.

Triệu chứng của cúm là gì?

Triệu chứng của cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, đau đầu và mệt mỏi. Một số bệnh nhân có thể nôn và tiêu chảy.

Người bệnh cúm có thể lây cho người khác trong thời gian bao lâu?

Bệnh nhân bị nhiễm virus cúm có thể lây lan cho người khác từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 5-7 ngày sau đó. Thời gian lây bệnh có thể kéo dài hơn ở một số người, đặt biệt là trẻ em hay người lớn có hệ miễn dịch yếu bị nhiễm cúm A/H1N1.

Làm thế nào để bảo vệ bé yêu trước mùa dịch cúm

Mẹ nên lưu ý, tiêm phòng vắc xin cúm cho bản thân và bé yêu là biện pháp tốt nhất để chống lại virus cúm. Thực hiện các bước sau đây để dự phòng sự xuất hiện của virus cúm.

-          Che mũi và miệng bởi khăn giấy khi ho hoặc hắc xì, vứt giấy đã sử dụng vào thùng rác.

-          Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt sau khi bạn ho và hắc xì. Nếu không có xà phòng và nước thì bạn có thể sử dụng nước rửa tay có cồn.

-          Đừng sờ vào mắt, mũi hay miệng, vi sinh vật có thể lây qua việc này.

-          Dạy cho bé yêu những hành động tương tự.

-          Cố gắng giữ bé yêu không tiếp xúc gần (khoảng 2 mét) với người bệnh, kể cả bất kỳ ai bị bệnh trong gia đình.

-          Giữ sạch các bề mặt như bàn, cạnh giường, bề mặt trong buồng tắm, quầy bếp và đồ chơi cho bé bằng cách lau sạch chúng bằng các chất khử trùng gia dụng theo chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm.

-          Vứt bỏ khăn giấy và các vật sử dụng một lần của người bị ốm sử dụng.

Nên rửa sach tay như thế nào?

Mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng và nước (mẹ có thể hướng dẫn bé hát Happy Birthday 2 lần là đủ) sẽ giúp bảo vệ bé, chống lại nhiều vi trùng. Khi không có xà phòng và nước sạch thì có thể sử dụng khăn lau hoặc gel có cồn (gel nên được chà vào bàn tay cho đến khi chúng khô)

Có thuốc để điều trị cúm không?

Mặc dù phần lớn chúng ta không cần sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cúm, có rất nhiều loại thuốc có sẵn. Thuốc kháng virus cúm thường được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị cúm nặng hoặc những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cúm nghiêm trọng. Những loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn và chúng có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu trong 2 ngày bị bệnh. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc.

Khuyến cáo tiêm phòng cúm theo mùa

Có một cách tốt nhất để bảo vệ trước sự tấn công của cúm mùa và các biến chứng nghiêm trọng của chúng cho bé là tiêm vắc-xin cúm mỗi năm theo mùa.

Mọi bé yêu trên 6 tháng tuổi đều có thể tiêm vắc-xin, không chỉ là bé có nguy cơ. Vắc-xin cúm được cập nhật phù hợp với các chủng cúm hiện hành ở Việt Nam.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến nghị mọi bé yêu từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin cúm và cả những người tiếp xúc với bé cũng nên chủng ngừa cúm theo mùa để bảo vệ bé yêu.

Ở tuổi nào bé nên chủng ngừa cúm theo mùa?

Tất cả bé yêu trên 6 tháng tuổi nên tiêm vắc-xin cúm theo mùa. Những bé yêu nhỏ hơn 9 tuổi trước đây chưa tiêm nên được tiêm hai liều, tiêm cách nhau ít nhất một tháng. Đối với bé trên 9 tuổi và người lớn khỏe mạnh chỉ cần tiêm một liều trong 1 năm.

Mẹ hãy nhớ rằng: Vắc-xin sẽ không ngăn ngừa bệnh hô hấp do các loại vi-rút khác gây ra và có thể mất đến hai tuần để bảo vệ phát triển sau khi tiêm vắc-xin.

Bé yêu mới hai tháng tuổi. Bé có cần vắc-xin cúm không?

Bé yêu nhỏ hơn sáu tháng tuổi còn quá nhỏ để được chủng ngừa cúm. Một cách để giảm nguy cơ bị cúm của bé là đảm bảo những người tiếp xúc gần gũi, thành viên gia đình và người chăm sóc của họ được chủng ngừa.

Nếu bé yêu bị ốm

Mẹ có thể làm gì nếu bé bị bệnh?

Nếu bé yêu lớn hơn 5 tuổi, không khỏe và có những triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt và/hoặc ho, mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi cần thiết và chắc chắn rằng bé yêu được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước.

Nếu bé yêu dưới 5 tuổi, hoặc ở mọi lứa tuổi mà có tình trạng bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, hoặc có vấn đề về thần kinh và có các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt và / hoặc ho, mẹ hãy đưa bé đi khám được chăm sóc y tế. Điều này là do bé yêu dưới 5 tuổi và bé có bệnh mãn tính (như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường) có thể có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do nhiễm cúm. 

Nếu bé bị cúm nặng thì sao?

Ngay cả những bé yêu luôn khỏe mạnh trước đây hoặc bị cúm trước đó cũng có thể bị cúm nặng. Mẹ nên đưa bé yêu đến bác sĩ ngay nếu bé có các triệu chứng sau (ở mọi lứa tuổi):

  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Màu da tái xanh hoặc xám
  • Dấu mất nước
  • Nôn nặng hoặc dai dẳng
  • Li bì
  • Trở nên cáu kỉnh đến nỗi bé không muốn được bế
  • Các triệu chứng giống như cúm cải thiện nhưng sau đó trở lại với sốt và ho nặng hơn
  • Có các tình trạng khác (như bệnh tim hoặc phổi, tiểu đường hoặc hen suyễn) và phát triển các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt và / hoặc ho

Bé yêu có thể đi học, đến nhà trẻ nếu bé bị ốm không?

Mẹ không nên cho bé đi học khi bé ốm. Bé nên ở nhà nghỉ ngơi và tránh lây cảm cúm cho người khác. Bé nên  được ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.

Nguồn:

https://www.ohsu.edu/doernbecher/guide-parents-seasonal-flu-information

https://www.uptodate.com/contents/seasonal-influenza-in-children-clinical-features-and-diagnosis?search=influenzae&source=search_result&selectedTitle=3~150&usage_type=default&display_rank=3

https://www.uptodate.com/contents/seasonal-influenza-in-children-prevention-and-treatment-with-antiviral-drugs?search=influenzae&source=search_result&selectedTitle=4~150&usage_type=default&display_rank=4