UNICEF và WHO cảnh báo thảm cảnh sắp tới về bùng phát bệnh sởi ảnh hưởng đến trẻ em

WHO và UNICEF cảnh báo, sự gia tăng những ca bệnh sởi vào tháng 1 và tháng 2 năm 2022 là dấu hiệu đáng lo ngại về nguy cơ cao cho việc lan rộng của những bệnh có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc xin và có thể kích hoạt những đợt bùng phát lớn hơn, đặc biệt là bệnh sởi ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trong năm 2022.

           Sự đứt gãy lưu thông liên quan đến đại dịch, việc gia tăng sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xin, sự lệch hướng các nguồn lực từ việc tiêm chủng thường quy đang bỏ rơi quá nhiều trẻ không được bảo vệ chống lại bệnh sởi và những bệnh khác có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc xin.

           Nguy cơ những đợt bùng phát lớn gia tăng khi các cộng đồng nới lỏng giãn cách xã hội và những biện pháp khác phòng bệnh COVID-19 được thực hiện trong thời gian cao điểm của đại dịch. Ngoài ra, với hàng triệu người bị buộc phải chuyển nơi ở do những cuộc xung đột và khủng hoảng ở Ukraine, Ethiopia, Somalia và Afghanistan, sự gián đoạn trong việc tiêm chủng thường quy và tiêm vắc xin COVID-19, việc thiếu vệ sinh và nước sạch, và các đám đông quá mức làm tăng nguy cơ các đợt bùng phát những bệnh có thể phòng ngừa nhờ tiêm vắc xin.

           Khoảng 17.338 ca mắc sởi được báo cáo trên thế giới vào tháng 1 và tháng 2 năm 2022, so với 9665 ca trong 2 tháng đầu năm 2021. Vì sởi là bệnh rất dễ lây, các ca bệnh sẽ xuất hiện nhanh chóng khi lượng vắc xin sử dụng giảm đi. Chính quyền cần lưu ý rằng các đợt bùng phát sởi cũng sẽ báo trước những đợt bùng phát các bệnh khác không lây lan nhanh như sởi.

           Ngoài việc tác động trực tiếp lên cơ thể gây tử vong, vi rút sởi cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi và tiêu chảy, trong cả nhiều tháng sau khi trẻ bị sởi đã khỏi bệnh. Hầu hết các ca mắc sởi xảy ra ở những nơi đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế và xã hội do dịch bệnh COVID-19, xung đột hoặc các cuộc khủng hoảng khác, có tình trạng kinh tế bấp bênh và hệ thống cơ sở hạ tầng y tế yếu kém kéo dài.

           Catherine Russell, Giám đốc điều hành UNICEF nói: “Sởi hơn là một bệnh nguy hiểm và gây chết người. Nó còn là dấu hiệu sớm cho thấy có khoảng trống trong việc bao phủ tiêm chủng toàn cầu của chúng ta, khoảng trống những trẻ dễ bị nhiễm bệnh không thể tiếp cận vắc xin. Người ta khuyến khíchcư dân ở các cộng đồng đang bắt đầu cảm thấy được bảo vệ khỏi bị COVID-19 quay lại các hoạt động xã hội nhiều hơn. Nhưng làm việc này ở những nơi mà trẻ không tiếp cận được chương trình tiêm chủng thông thường sẽ tạo ra thảm họa cho việc lan rộng các bệnh như sởi”.

           Năm 2020, 23 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các mũi tiêm vắc xin cho trẻ trong chương trình tiêm chủng thường quy, số liệu cao nhất kể từ năm 2009 và nhiều hơn 3,7 triệu trẻ so với năm 2019.

           Năm nước đứng đầu số ca mắc sởi trong 12 tháng qua, tính đến tháng 4 năm 2022

Nước

Số ca bị sởi

Tỷ lệ trên 1 triệu ca

Tiêm sởi mũi 1 (%), năm 2019

Tiêm sởi mũi 1 (%), năm 2020

Somalia

9.068

554

46

46

Yemen

3.629

119

67

68

Afghanistan

3.628

91

64

66

Nigeria

12.341

58

54

54

Ethiopia

3.029

26

60

58

 

           Tháng 4 năm 2022, các nhà chức trách thông báo có 21 đợt bùng phát bệnh sởi lớn và dữ dội khắp thế giới trong 12 tháng qua. Phần lớn các ca bị sởi là ở Châu Phi và vùng Đông Địa Trung Hải. Số liệu thực tế có khả năng cao hơn khi đại dịch đã phá vỡ hệ thống giám sát toàn cầu, với việc báo cáo giảm rõ.

           Các nước có các đợt bùng phát bệnh sởi lớn nhất kể từ năm ngoái là Somalia, Yemen, Afghanistan, Nigeria và Ethiopia. Việc tiêm chủng vắc xin sởi không đầy đủ là lý do chính cho những đợt bùng phát bệnh sởi ở bất cứ nơi nào bệnh xảy ra.

           Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới nói: “Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các dịch vụ tiêm chủng, các hệ thống y tế quá tải và bây giờ chúng ta đang thấy sự trỗi dậy của những bệnh gây chết người như sởi. Đối với nhiều bệnh khác, sự ảnh hưởng của việc đứt gãy này lên các dịch vụ tiêm chủng sẽ được thấy trong hàng chục năm tới. Bây giờ là thời điểm để đưa việc tiêm chủng thiết yếu trở lại đúng hướng và phát động chiến dịch tiêm chủng bổ sung để mọi người có thể tiếp cận được các loại vắc xin cứu mạng này”.

           Cho đến ngày 1 tháng 4 năm 2022, 57 chiến dịch tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ở 43 nước đã được lên kế hoạch tiến hành trước khi bắt đầu đại dịch vẫn còn bị hoãn, ảnh hưởng đến 203 triệu người, phần lớn là trẻ em. Trong số này, có 19 chiến dịch tiêm ngừa sởi, điều này làm 73 triệu trẻ em có nguy cơ mắc sởi do việc tiêm vắc xin bị bỏ lỡ. Tại Ukraine, chiến dịch tiêm bổ sung mũi sởi của năm 2019 đã bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19 và sau đó là chiến tranh. Các chiến dịch tiêm chủng bổ sung và thường quy là cần thiết ở bất cứ nơi nào việc tiếp cận vắc xin dễ dàng, nhằm giúp đảm bảo không có những đợt bùng phát dịch tái đi tái lại như trong giai đoạn 2017-2019, lúc đó có hơn 115.000 ca sởi và 41 người chết ở vùng nông thôn, đây là tỉ lệ cao nhất ở châu Âu.

           Việc tiêm chủng với tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 95% loại vắc xin sởi an toàn và hiệu quả có thể bảo vệ trẻ em khỏi bị sởi. Tuy nhiên, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID-19 đã làm chậm trễ việc tiêm mũi vắc xin sởi thứ hai ở nhiều quốc gia.

           Khi các nước phục hồi kinh tế và tiến hành phản ứng các đợt bùng phát của sởi và những bệnh khác có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc xin;UNICEF và WHO, cùng với các đối tác như Gavi, Liên minh Vắc xin, Tổ chức Sáng kiến Sởi và Rubella (M&RI), Quỹ Bill và Melinda Gates và những tổ chức khác đang hỗ trợ các nỗ lực để tăng cường hệ thống phục vụ tiêm chủng như:

-   Phục hồi những dịch vụ và chiến dịch tiêm chủng để các nước có thể thực hiện an toàn chương trình tiêm chủng thường quy nhằm lấp đầy các khoảng trống do các thiếu sót trước đây để lại;

-   Giúp các nhân viên y tế và các nhà lãnh đạo địa phương liên lạc tích cực với người nhà để giải thích về tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin;

-   Chỉnh sửa các thiếu sót trong chương trình tiêm chủng, gồm cả việc nhận biết các cộng đồng và dân cư đã bỏ lỡ việc tiêm vắc xin trong đại dịch;

-   Đảm bảo việc phân phối vắc xin COVID-19 độc lập về tài chính và được tích hợp tốt vào kế hoạch tiêm chủng chung để không bị tính phí vào chương trình tiêm chủng trẻ em và tiêm ngừa các vắc xin khác;

-   Tiến hành các kế hoạch quốc gia để ngăn chặn và đáp ứng với các đợt bùng phát những bệnh có thể ngừa được bằng tiêm vắc xin và củng cố hệ thống tiêm chủng như là một phần trong nỗ lực phục hồi sau dịch bệnh COVID-19.

https://www.who.int/news/item/27-04-2022-unicef-and-who-warn-of--perfect-storm--of-conditions-for-measles-outbreaks--affecting-children