Sốc phản vệ (Anaphylactic Shock)

Sốc phản vệ (Anaphylactic Shock) là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có liên quan đến nhiều hơn một hệ thống của cơ thể (ví dụ, da và đường hô hấp và/hoặc đường tiêu hóa…), bắt đầu rất nhanh chóng, và có thể gây tử vong.(NIAID).

Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều trường hợp tai biến nặng và tử vong liên quan đến Sốc phản vệ, việc cập nhật kiến thức cơ bản và các thông tin mới là rất cần thiết, bài viết này tóm tắt các nội dung chính đã nêu nhằm giúp sinh viên, nhân viên y tế và bạn đọc quan tâm nắm bắt nhanh những thông tin quan trọng này.

 KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Tham khảo nội dung tóm tắt:  trong phần mềm H199, gồm các phần:  1. Tổng quan; 2. Lâm sàng; 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán; 4.Trị liệu đặc hiệu; 5. Hộp thuốc cấp cứu chống sốc phản vệ. (http://www.weebly.com/uploads/7/2/6/7/72679/h199.zip );

- Tham khảo trong nước: Thông tư của bộ y tế số 08/1999-tt-byt ngày 04 tháng 05 năm 1999 hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ  http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu/Thong-tu-08-1999-TT-BYT-huong-dan-phong-va-cap-cuu-soc-phan-ve-vb45280t23.aspx).
- Tham khảo nước ngoài: National Institute of Allergy and Infectious Diseases / National Institute of Allergy and Infectious Diseases – NIAID https://www.niaid.nih.gov/topics/foodAllergy/clinical/Documents/FAguidelinesPatient.pdf )

CẬP NHẬT 5/2015

- Tiêu chuẩn chẩn đoán là rõ ràng - tất cả đều có tụt huyết áp!.
Vấn đề là phát hiện điều này ở trẻ nhỏ còn sơ sài, hiện nay rất ít điểm tiêm vacxin cho trẻ nhỏ có trang bị bao đo huyết áp cho trẻ con, do đó việc phát hiện và theo dõi cũng như xử trí không tốt, dẫn đến nhiều trường hợp lâm nạn ở trẻ con và cả ở người thầy thuốc thực hiện việc tiêm, truyền để phòng dịch hay chữa bệnh – đây là khuyến cáo quan trọng cần biết để trang bị ngay cho các cơ sở y tế từ cấp phường trở lên.
(Tham khảo http://sdvworkshop.net/bs/tlnk/NBPmesurement.html).

- Trong thống kê thường thấy giới nữ có tỷ lệ gặp cao hơn nam giới nhiều lần!.

Cũng từ nghiên cứu mới đây của NIAID (Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm) cho thấy estradiol (một loại estrogen) chính là “thủ phạm” khiến cho phản ứng miễn dịch của phụ nữ luôn nghiêm trọng và kéo dài hơn. Các nhà khoa học đã gây sốc phản vệ ở cả chuột đực và chuột cái bằng histamine, IgE hoặc IgG (là tập hợp các kháng thể và thụ thể). Sau đó, họ theo dõi nhiệt độ cơ thể và tiến hành đánh giá về phản ứng phản vệ. Kết quả là những con chuột cái bị sốc phản vệ nặng hơn và lâu hơn chuột đực. Nhóm nghiên cứu giải thích rằng, estradiol đã ảnh hưởng đến mạch máu, làm tăng mức độ và hoạt động của nitric oxide synthase nội mạc (eNOS) - một loại enzyme làm tăng phản ứng phản vệ. Điều thú vị là khi cho chuột cái sử dụng chất chặn eNOS, sự khác biệt về giới tính này biến mất. Ngoài ra, việc chặn hormone estrogen sẽ làm giảm hoạt lực của phản ứng dị ứng xuống mức tương tự như ở chuột đực.
(Tham khảo http://www.jacionline.org/article/S0091-6749(14)01597-8/abstract).

Biên soạn: Ths.Bs Nguyễn Phúc Học