DA VÀ ÁNH SÁNG MẶT TRỜI

  1. Cháy nắng là gì?

Cháy nắng là tình trạng làn da bị tổn thương khi tiếp xúc với tia UV từ mặt trời quá lâu khiến da chuyển sang màu đỏ, đau rát hoặc sạm đen. Các vết cháy nắng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến lão hóa hoặc ung thư da.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương da mà cháy nắng được chia thành 3 độ gồm:

Cháy nắng độ I: là những tổn thương ở lớp ngoài cùng (thượng bì) của da. Những vết cháy nắng này thường tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần.

Cháy nắng độ II: do lớp tế bào ở giữa của lớp bì (dermis) đã bị tổn thương và có thể hình thành mụn nước trên bề mặt da. Ở mức độ này, bạn cần được điều trị y tế trong vài tuần.

Cháy nắng độ III: hiếm gặp nhưng là tổn thương da ở mức cao nhất. Khi đó, tất cả các lớp tế bào da, lớp mỡ và tổ chức xung quanh đều bị phá hủy.2. Làn da luôn đàn hồi và căng mọng

  1. Da bị cháy nắng sạm đen có nguy hiểm không?

Làn da bị cháy nắng đen sạm không chỉ gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Tổn thương da: Da bị sưng nề, chuyển sang màu hồng đỏ hoặc nổi mụn nước khi bị cháy nắng sẽ gây ra tình trạng bong tróc da sau một thời gian. Điều này có thể dẫn đến làn da sần sùi, khô ráp và không đều màu.

Lão hoá da: Việc cháy nắng thường xuyên có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa khiến bạn trông già hơn tuổi với các biểu hiện:

Ung thư da: Tiếp xúc trực tiếp với tia UV mà không được che chắn và bảo vệ có thể làm hư hỏng cấu trúc di truyền của tế bào da như DNA. Từ đó, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da nhất là tại da mặt, ngực, cánh tay hoặc cẳng chân.

  1. Cách chăm sóc da cháy nắng sạm đen như thế nào?

Vì cháy nắng gây mất thẩm mỹ cũng như gây nguy hiểm cho mọi người, vậy, cách xử lí cháy nắng như thế nào mới đúng?

Nhanh chóng làm hạ nhiệt - Nếu đang ở gần một hồ bơi nước lạnh hoặc bãi biển, hãy ngâm mình xuống nước nhanh chóng để làm mát da. Sau đó tiếp tục làm mát vết bỏng da bằng gạc lạnh, có thể dùng nước đá để chườm lạnh nhưng không đặt viên đá trực tiếp lên vết cháy nắng. Nếu không có dụng cụ chườm lại, tắm nước mát cũng có thể duy trì nhưng không quá lâu vì có thể làm khô da; đồng thời cũng cần tránh xà phòng có hoạt tính mạnh vì có thể gây kích ứng da nhiều hơn.

Dưỡng ẩm cho da - Khi da vẫn còn ẩm, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng (nhưng không dùng thuốc mỡ vì có thể gây giữ nhiệt và làm cho vết bỏng nặng hơn). Bôi lặp lại để giữ ẩm cho vùng da bị bỏng hoặc sẽ diễn tiến đến bong tróc trong vài ngày tới.

Giảm viêm - Nếu cơ địa cho phép, người gặp phải tình trạng da bị cháy nắng sạm đen có thể dùng thêm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin, khi có dấu hiệu cháy nắng đầu tiên để giảm bớt sự khó chịu và viêm nhiễm cho đến khi vết bỏng đỡ hơn. Bên cạnh đó, kem bôi da có thành phần cortisone 1% không kê đơn cũng có thể dùng theo chỉ dẫn trong vài ngày để giúp làm dịu vết mẩn đỏ và sưng tấy. Ngoài ra, dùng nha đam khi da cháy nắng cũng có thể làm dịu vết bỏng nhẹ và thường được coi là an toàn, sẵn có tại nhà. Đồng thời, cần tiếp tục chườm mát để giảm bớt cảm giác khó chịu, mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thoáng khí để tránh kích ứng da thêm và tránh nắng hoàn toàn cho đến khi vùng da bị vết cháy nắng lành lại.

Uống nhiều nước – Do da bị cháy nắng có khuynh hướng hút chất lỏng trong cơ thể lên bề mặt da để tăng tỏa nhiệt, các phần còn lại của cơ thể sẽ dễ bị mất nước. Điều quan trọng là phải bù nước bằng cách uống thêm chất lỏng, bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước thanh nhiệt hay các loại đồ uống thể thao giúp bổ sung chất điện giải ngay lập tức và trong khi da đang dần lành lại.

Khăm khám: nên tìm kiếm trợ giúp y tế nếu vùng da bị cháy nắng sạm đen trở nên phồng rộp nghiêm trọng trên một phần lớn cơ thể. Đồng thời, người bệnh còn bị sốt, cảm giác ớn lạnh hoặc choáng váng, lú lẫn. Tuyệt đối không gãi hoặc làm vỡ mụn nước, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm xuất hiện các vệt đỏ hoặc chảy mủ.