1. NÓI NGỌNG LÀ GÌ?
Nói ngọng là khi trẻ tạo các âm thanh lời nói không rõ ràng, không tròn vành rõ tiếng khiến những người xung quanh khó hiểu trẻ. Nói ngọng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở tuổi trước học đường và ở bậc tiểu học. Tới khi trẻ được khoảng 6 tuổi, những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh lại bình thường. Mỗi từ tiếng Việt của chúng ta là một âm tiết.
Mỗi âm tiết thường gồm có phụ âm đầu, nguyên âm thanh điệu và phụ âm cuối âm tiết
Ví dụ : âm tiết “mắt” gồm
Phụ âm đầu : “m”
Nguyên âm : “ă”
Phụ âm cuối : “t”
Thanh sắc
Nói ngọng là tạo các thành phần của âm tiết bị sai lệch thành một âm khác, bị mất hoặc nói không rõ âm. Nói ngọng có thể gồm: ngọng phụ âm đầu, ngọng nguyên âm, hay phụ âm cuối và thanh điệu. Trẻ nói ngọng có thể nói được rất nhiều từ, nói nhanh nhưng không rõ ràng.
Ví dụ : “gạch”
Ngọng thành : “ạch” (Mất phụ âm đầu)
“ặt” (Mất phụ âm đầu, sai phụ âm cuối)
Ví dụ từ : “Chuỗi”
Nói thành : “Chuối” (Ngọng thanh điệu)
“Chúi” (Ngọng nguyên âm)
2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ PHÒNG
TT |
Nguyên nhân |
Đề phòng |
1 |
Do thói quen |
Sửa phát âm sớm trong giai đoạn học nói (trước 6 tuổi) |
2 |
Tiếng địa phương |
Những người lớn xung quanh trẻ cần sửa phát âm |
3 |
Do dị tật ở môi, vòm miệng |
Phẫu thuật vá môi, vòm miệng |
4 |
Do phanh lưỡi ngắn |
Phẫu thuật cắt phanh lưỡi |
5 |
Cử động miệng kém ở trẻ bại não/ Bệnh lý thần kinh |
Sửa phát âm sớm cùng với các kỹ thuật phục hồi chức năng khác |
6 |
Nghe kém do dị tật bẩm sinh ở tai |
Phẫu thuật nếu cần, Đeo máy trợ thính |
7 |
Nghe kém do viêm tai giữa mãn tính, viêm tai xương chũm |
Phòng và điều trị bệnh kịp thời
|
8 |
Không rõ nguyên nhân |
|
3. PHÁT HIỆN TRẺ NÓI NGỌNG
Trẻ nói ngọng có các dấu hiệu như:
- Cử động môi, miệng, lưỡi, hàm dưới... khó khăn và chậm
- Có thể nói chậm, nói khó và không rõ ràng
- Các lỗi phát âm
- Hơi thở ngắn, không đều
Kiểm tra trẻ nói ngọng:
Kiểm tra cấu trúc, hình dạng, cử động của môi, lưỡi, hàm dưới: để trẻ há - ngậm miệng, thè lưỡi ra xa, lên trên, xuống dưới và sang hai bên. Xem cử động của lưỡi và miệng có bình thường không? Có khe hở vòm miệng hoặc phanh dưới lưỡi bị ngắn không?
Xem trẻ thổi ra, và có nói âm “xì”kéo dài... được không. (Bình thường trẻ “xì” được trên 20 giây). Nếu “xì” ngắn thường do khe hở vòm miệng, do hơi thở ra ngắn (ở trẻ bại não), hoặc do liệt dây thanh một hoặc hai bên.
Yêu cầu trẻ nhắc lại một số từ đơn sau và ghi lại các lỗi phát âm của trẻ.
Ở bảng dưới đây có một số từ đơn được chọn đại diện cho các phụ âm đầu, nguyên âm và phụ âm cuối, thanh điệu tiếng Việt. Để trẻ nhắc lại theo người lớn. Nếu trẻ nói âm nào sai thì ghi lại theo âm sai của trẻ.
4. DẠY TRẺ NÓI NGỌNG
Can thiệp phục hồi chức năng / luyện phát âm
Dạy trẻ cử động miệng – lưỡi và cơ quan phát âm, gồm các cử động:
Há to miệng rồi ngậm lại
Thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái và phải
- Đưa lưỡi chạm lên răng trên, và chạm lên vòm miệng
- Bôi mật ngọt hoặc đường quanh mép để trẻ tập liếm
Tập “xì”: nói âm “x” trong từ “xa”. Kéo dài âm “x” càng dài càng tốt. Bình thường khoảng 20-30 giây. Nếu xì ngắn trẻ sẽ bị giọng mũi hở và không rõ các phụ âm đầu (nếu trẻ bị khe hở vòm miệng)
Tập thổi ra. Kéo dài hơi thổi ra. Cho trẻ thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.
Dạy trẻ tạo âm: xem trẻ nói âm nào không rõ, sửa các âm sai đó
- Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm hãy bắt đầu dạy trẻ tạo các nguyên âm: a, o, u, ư, i, e, ê, ô, ơ.
+ Khi trẻ nói các nguyên âm rõ rồi mới chuyển sang tập phụ âm.
Việc tập cử động miệng, lưỡi và tập thổi , tập “xì” , tập nguyên âm thường phải làm với trẻ bại não, hoặc những trẻ em có khó khăn phát âm do bệnh lý thần kinh. Khi ấy, cử động miệng lưỡi chậm, cứng khiến nói chậm, ngọng.
- Dạy trẻ tạo các phụ âm môi: m, b,
+ Bắt đầu bằng dạy trẻ tạo các âm môi như âm “b, m”.
+ Khi trẻ nói âm đó rõ, hãy ghép âm đó với một nguyên âm, ví dụ: mama, baba, bababa... và các nguyên âm khác như: mimi, bêbê...
- Sau đó dạy trẻ nói các từ đơn giản như: bà, mẹ, bố, bé, “bai, bai”...
+ Hãy làm một bộ tranh hoặc cắt các tranh đồ vật từ tạp chí, sách báo. Xếp các tranh này theo bộ: theo các âm đầu, âm cuối hoặc thanh điệu.
+ Đồ dùng, phương tiện giao thông, đồ ăn, các hành động...
+ Khi dạy trẻ nói từ đơn nên dùng tranh để dạy. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. Hãy biến hoạt động dạy này thành các trò chơi.
Ví dụ: chơi trò “ giấu tranh”. Để ra 3 - 5 tranh và giới thiệu tên các tranh với trẻ. Giấu 1-2 cái đi rồi hỏi trẻ xem: “mất tranh nào?”
+ Sau đó để trẻ giấu tranh, còn bạn đoán.
+ Có thể chơi nhiều trò khác với tranh như: mua bán tranh, so cặp tranh...
- Tiếp tục dạy trẻ tạo các phụ âm khó hơn như âm t, đ, x, d, ch, c, kh, g...
+ Sau đó, lại ghép các phụ âm này với các nguyên âm khác nhau như ta, xa...
+ Khi trẻ tạo các âm này đã rõ, hãy để trẻ nói các từ đơn chứa các âm bạn vừa dạy: tai, táo, to, túi...
+ Sau cùng, khi trẻ đã nói được nhiều từ đơn, hãy để trẻ ghép 1-2 từ thành các câu ngắn.
+ Hãy chú ý sửa âm khi trẻ nói chuyện, khi đọc sách... Thường khi tập nói từng từ thì nói đúng, nhưng khi nói chuyện trẻ vẫn mắc lỗi.
Can thiệp giáo dục:
Trẻ cần được hỗ trợ tại lớp và tại môi trường gia đình. Mọi người thân, giáo viên, các bạn cùng lớp cần nói chậm hơn với trẻ. Hãy để trẻ có thêm thời gian để nói.
Môn tập đọc ở lớp khiến trẻ lúng túng nhiều nhất. Trả lời miệng trên lớp cũng là trở ngại với trẻ, nhất là khi các bạn cùng lớp trêu cười. Giáo viên cần biết điều này để hỗ trợ trẻ. Hãy để thêm thời gian ngoài giờ học giúp trẻ sửa phát âm.
Xã hội
Việc hướng nghiệp cần lưu tâm đến một số nghề có thể khó khăn với trẻ: giáo viên, hướng dẫn viên... và một số nghề khác.
+ Tâm lý: trẻ nói ngọng nặng thường tự ti, mặc cảm, trẻ hay bỏ học sớm do ngại bị trêu cười ở lớp. Trẻ thường ngại giao lưu, kết bạn, ngại ra chỗ lạ.