GIÚP TRẺ NÓI LẮP TRONG GIAO TIẾP

1. Nói lắp là gì

Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói. Bình thường khi nói, giữa các câu có một chỗ nghỉ dài hơn, còn giữa các từ có một thoáng nghỉ ngắn hơn. Khi nói có chỗ nghỉ dài bất thường xuất hiện giữa một từ, giữa các từ hoặc giữa các câu thì lúc đó bị nói lắp. Các kiểu nói lắp như sau:

- Lắp một âm của âm tiết:

“ s.. ss...ssss....sáng nay con làm bài tập”

- Lắp một âm tiết:

“sáng ... sáng...sáng nay con làm bài tập”

- Lắp một đoạn của phát ngôn:

 “sáng nay...sáng nay... sáng nay con làm bài tập”

- Thêm một âm tiết, một phát ngôn bất thường, hoặc dừng bất thường khi đang nói:

“sáng nay xong thế là con làm bài tập”

“sáng nay... con làm bài tập”

2. Phát hiện trẻ nói lắp

Trẻ nói lắp thường có hơi thở ngắt quãng, hổn hển; khi nói trẻ thường lên gân, co cứng cơ ở mặt, cổ và người. Nói lắp có thể ngắt, nghỉ ở bất kỳ vị trí nào của phát ngôn: ở âm đầu từ, nhắc lại một từ, nhắc lại một đoạn... hoặc nghỉ lấy hơi giữa chừng..

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân

Cách đề phòng

Thói quen từ giai đoạn học nói: nói lắp từ nhỏ không được chỉnh sửa, biến thành thói quen nói lắp ở tuổi trưởng thành

Chỉnh nói lắp từ giai đoạn đầu tiên khi mới xuất hiện ở trẻ

Mặc cảm tâm lý kéo dài: Nói lắp là phương tiện che lấp một số khó khăn về tư duy, hoặc tâm lý e ngại người lạ...

Tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời

Một số bệnh lý của cơ quan phát âm: nghe kém, cử động miệng khó, dị tật của cơ quan phát âm...

Tập luyện sửa phát âm

Phát hiện nói lắp dễ nhất khi nói chuyện tự nhiên với trẻ. Nói nhanh hoặc nói sang các chủ đề lạ thường khiến trẻ nói lắp hơn.

3. Can thiệp

Sửa tật nói lắp

  • Tập thư giãn:

– Cùng với sửa tật nói lắp, phải tập thư giãn.

– Trước khi nói để trẻ hít sâu và thở ra nhẹ nhàng 3 - 5 nhịp.

– Mỗi ngày để 1 - 2 lần khoảng 10 - 15 phút tập ngồi, nhắm mắt, hít sâu, thở ra chậm. Tập thổi ra nhẹ và kéo dài.

– Động viên trẻ nói chậm, những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ. Chờ đợi để trẻ chủ động bắt đầu.

  • Sửa nhịp điệu nói:

– Nói câu ngắn 2 - 3 từ: nên nói chậm và dùng câu ngắn. Nói xong nên nghỉ để chuẩn bị câu tiếp theo.

– Một thời gian dài, sau khi đỡ lắp, mới nói câu dài hơn, khoảng 4 - 5 từ. Vẫn phải nói chậm. Nếu nói lắp trong một số tình huống nhất định hoặc với một số người nhất định, cần thư giãn trước khi giao tiếp với người đó.

– Có thể chủ động tập dượt nói trong tình huống đó, hoặc nhìn ảnh người đó (Nếu hay lắp khi giao tiếp với họ) và tập nói một mình. Nói chậm rồi nói nhanh. Nói nhỏ rồi nói to.

Tư vấn của chuyên gia tâm lý

Chuyên gia tâm lý sẽ nói chuyện với trẻ (với người lớn bị nói lắp) để tìm hiểu nguyên nhân về tâm lý. Những trao đổi đó giúp trẻ tự tin hơn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý khi giao tiếp.

Can thiệp giáo dục

Giáo viên cần được trao đổi và bàn bạc để giúp trẻ. Một mặt để giảm bớt căng thẳng cho trẻ khi giao tiếp, chờ đợi lâu hơn để trẻ nói chậm. Những môn đọc hoặc trả bài miệng có thể chọn những vấn đề đơn giản để trẻ nói trước lớp. Động viên và khen trẻ giúp chúng tự tin hơn khi nói trước lớp, trước người lạ, trước đám đông.

Mặt khác, giáo viên cần động viên các trẻ em khác trong lớp giúp trẻ bằng cách không trêu chọc, không khuyến khích hành vi nói lắp ở trẻ nhỏ...

Xã hội

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm ở trường lớp hoặc ở cộng đồng. Vui chơi và tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ tự tin hơn, nhận thức được bản thân phù hợp và có nhiều cơ hội để giao tiếp hơn.

Nếu thanh thiếu niên họăc người lớn bị nói lắp nhiều cần giúp họ chọn lựa một số nghề, lĩnh vực hoạt động đòi hỏi giao tiếp nhiều.