CÁC DẠNG CHỨC NĂNG CỦA VẬN ĐỘNG TRONG ỐNG TIÊU HOÁ

Có 2 dạng vận động xuất hiện ở đường ống tiêu hoá: (1) đẩy đi, giúp thức ăn tiến về phía trước dọc theo ống tiêu hoá với một nhịp độ phù hợp với khả năng tiêu hoá và hấp thu, (2) nhào trộn, giúp các cơ chất trong dạ dày luôn được trộn đều

(1) Hoạt động co bóp đẩy – nhu động

Hoạt động đẩy đi cơ bản của đường tiêu hoá là nhu động. Một vòng co cơ xuất hiện sau đó đẩy về phía trước; cơ chế này giống như khi đặt một vòng tròn bằng ngón tay quanh một ống căng mỏng, sau đó co ngón tay lại và trượt về phía trước dọc theo ống. Bất cứ thứ gì ở trước vòng tròn sẽ được đẩy về phía trước.

Nhu động là một đặc tính cố hữu của nhiều ống cơ trơn hợp bào; kích thích tại bất cứ điểm nào tại ruột có thể tạo một vòng co cơ ở lớp cơ vòng sau đó di chuyển dọc theo ống ruột.

Tác nhân kích thích bình thường sinh ra nhu động ruột là sự căng phồng của ruột. Có nghĩa là nếu có một lượng lớn thức ăn ở bất cứ điểm trong ruột, sự căng giãn của thành ruột kích thích hệ TK ruột gây co thành ruột ở sau điểm này 2-3 cm và vòng co cơ đó bắt đầu một nhu động.

Các kích thích khác có thể tạo ra nhu động ruột bao gồm chất hoá học hoặc kích thích vật lý của biểu mô đường ruột. Ngoài ra, tín hiệu mạnh của TK phó giao cảm có thể tạo ra nhu động mạnh.

Chức năng của đám rối TK cơ ruột trong việc tạo nhu động

Nhu động chỉ xuất hiện yếu ớt hoặc không có tại những đoạn ống tiêu hoá mà thiếu đám rối TK cơ ruột bẩm sinh. Hơn nữa, nó giảm mạnh hoặc hoàn toàn không có ở toàn bộ ruột khi bệnh nhân được điều trị Atropine làm tê liệt đầu tận TK cholinergic của đám rối TK cơ ruột. Vì vậy, hiệu quả của nhu động đòi hỏi đám rối TK cơ ruột hoạt động.

Sóng nhu động di chuyển về phía hậu môn cùng sự giãn tiếp nhận xuôi dòng

Về lý thuyết, nhu động có thể xuất hiện ở các hướng khác nhau từ điểm kích thích nhưn nhu động hướng về phía miệng thường mất nhanh chóng trong khi tiếp tục một quãng lớn về hướng hậu môn. Nguyên nhân chính xác gây ra hướng nhu động này chưa được hiểu rõ mặc dù nó có thể có nguyên nhân chính từ việc đám rối TK cơ ruột được “phân cực” về hướng hậu môn, nó có thể được giải thích như sau: Khi có một đoạn đường tiêu hoá được kích thích bởi sự căng phồng và từ đó bắt đầu nhu động, vòng co cơ gây ra nhu động thường bắt đầu ở mặt bên phía miệng. của khối phồng và di chuyển về đoạn căng phồng, đẩy thức ăn trong ruột hướng về phía hậu môn 5-10 cm trước khi mất đi. Cùng lúc đó, ruột đôi lúc giãn ra ở phía hậu môn cách đó vài cm, được gọi là “sự giãn tiếp nhận”, điều này cho phép đẩy thức ăn dễ dàng về phía hậu môn hơn về phía miệng.

Mô hình phức hợp này không xuất hiện khi thiếu đám rối TK cơ ruột. Vì vậy, phức hợp này được gọi là phản xạ cơ ruột hay phản xạ nhu động. Phản xạ nhu động cùng với chuyển động hướng về phía hậu môn của nhu động được gọi là quy luật của ruột.

(2) Hoạt động nhào trộn

Hoạt động nhào trộn có đặc điểm khác nhau ở những phần khác nhau của đường tiêu hoá. Ở một số đoạn, co bóp nhu động chủ yếu gây ra nhào trộn. Điều này đúng khi quá trình tiến về phía trước của thức ăn trọng ruột được ngăn lại bởi một cơ thắt nên sóng nhu động chỉ có thể trộn thức ăn trong ruột hơn là đẩy chúng về phía trước. Vào một thời điểm khác, sự co thắt theo chu kỳ tại chỗ xuất hiện sau vài cm ở thành ruột. Sự co thắt này thường kéo dài 5-30 giây; sjw co thắt mới sau đó xuất hiện tại vị trí khác, có tác dụng “cắt” và “nghiền” thức ăn. Nhu động và sự co thắt thay đổi theo từng giai đoạn đường tiêu hoá khác nhau theo nhu cầu chính là đẩy hay nhào trộn.