I.CÁC CHẤT DIỆT VI SINH VẬT ?
CHẤT TIỆT KHUẨN (Sterilizers): loại bỏ toàn bộ vi sinh vật, bao gồm cả bào tử, dùng cho các vật vô sinh (inanimate)
CHẤT TẨY KHUẨN (Disinfectants): loại bỏ vi sinh vật, trừ bào tử, dùng cho các vật vô sinh (inanimate)
CHẤT KHỬ KHUẨN (Antiseptics): loại bỏ vi sinh vật, trừ bào tử, dùng cho mô sống (living tissues), độc với cả vi sinh vật lẫn mô sống của ký chủ
THUỐC KHÁNG SINH (Antibiotics): loại bỏ vi sinh vật, dùng cho mô sống (living tissues), độc với vi sinh vật mà không hoặc ít độc với mô sống của ký chủ
II.CHẤT KHỬ KHUẨN LÝ TƯỞNG
Chống lại sự bất hoạt của vi khuẩn và mô
Phổ rộng
Không độc
Thấm sâu
Ổn định
Dễ sử dụng
Không gây khó chịu cho bệnh nhân
1. CÁC MUỐI KIM LOẠI NẶNG (Hg, Ag, Cu, Co, Ni, Zn):
Cơ chế: ion phân ly từ muối kết tủa với các nhóm sulfhydryl, phosphate, amino của các protein trên bề mặt tế bào, làm tổn thương tế bào.
Các muối của Hg:
-Vô cơ: HgCl2, ít dùng vì độc tính cao.
-Hữu cơ: Mercurochrome (thuốc đỏ): thường dùng.
Các muối của Ag:
-Vô cơ: AgNO3, dùng với nhiều nồng độ, ăn mòn mô mạnh. Dung dịch 1%: phòng ngừa bệnh mắt sơ sinh do Neisseria gonorrhoeae.
-Hữu cơ: là những hợp chất thể keo.
Proteinale d’argent (Protargol), Vitellinate d’argent (Argyrol): nhỏ mũi trị viêm mũi lậu cầu
2. HALOGENS
a) IOD
Cơ chế: kết tủa protein, tiếp tục thấm vào mô dưới dạng ion hay phân tử.
Diệt vi nấm, vi trùng và bào tử mạnh. Diệt được HIV.
Đặc tính: kích thích da niêm, cháy mô phỏng, hoại tử mô.
Các sản phẩm:
-dd Iod 2%: rửa phẫu trường.
-Cồn Iod (Iodine Tinture) 2%: khử khuẩn trước khi tiêm chích.
-Iodoform: chứa khoảng 96% Iod. Khử khuẩn, cầm máu, làm dịu đau.
-Glycerine Iod (dd Mandel): dùng cho niêm mạc miệng, họng miệng
-Polyvidone Iod (Betadine, Povidine):
10% dùng cho da
8,5% dùng cho niêm mạc miệng, họng miệng
1% dd súc miệng (Betadine gargle)
1-2% dùng rửa vết thương
b) CHLOR
Cơ chế: oxy hóa các enzyme có gốc –SH
Sản phẩm:
+Các dd Hypochlorite (-OCl): là các muối Chlor vô cơ
-Nước Dakin (dd Henry Drysdale Dakin 0.5%): dd NaOCl trung hòa.
-Nước Labarraque: dd NaOCl kiềm.
Trước đây dùng điều trị viêm miệng. Ngày nay chỉ còn dùng dd Hypochlorite 1% trong nội nha.
+Các Chloramine: là các muối Chlor hữu cơ, thủy phân tạo HOCl.
Trước đây dùng điều trị răng, lợi. Ngày nay chỉ còn dùng như chất tẩy khuẩn.
3. ALCOHOLS
l Cơ chế: kết tủa protein, hòa tan lipids.
Diệt VK, nấm, không diệt được bào tử và VR không vỏ (nonenveloped)
Đặc tính:
-Tác dụng nhanh, không đọng lại ở nơi tiếp xúc (bốc hơi nhanh), không nhuộm màu
-Không thấm được sâu
-Dễ cháy, làm hư cao su, nhựa
-Trong thuốc rượu (tinctures), alcohols làm tăng hiệu quả của các chất diệt vi sinh khác
Ethanol (50-95%):
-Chất khử khuẩn da, ống tủy răng, tốt nhất 50- 70%
-Chất tẩy khuẩn lạnh dụng cụ
-Chất dung môi
Isopropanol (90%): đốt để tẩy khuẩn dụng cụ, không tẩy khuẩn lạnh
4. THUỐC RƯỢU (TINCTURE)
Tincture là 1 hỗn hợp dược liệu không bay hơi, trong dung môi là rượu.
Thành phần: Fresh juice of Organic Habanero peppers, New Mexico Jalapeno, African Bird peppers và Hatch Chili peppers.
Đặc tính: Rất cay, nóng
5. PHENOL & CÁC DẪN XUẤT (PHENOLICS)
Cơ chế:
Tủa protein, bất hoạt các enzym
Không diệt được bào tử (endospores)
Đặc tính:
-Ổn định, tác dụng bền, đặc biệt hiệu quả với nơi nhiễm khuẩn có chất hữu cơ
-Để lại lớp film mỏng có thể kích thích da
-Làm hư cao su, nhựa
-Vài phenolics tác dụng vừa phải dùng làm chất khử khuẩn; một số phenolics rất mạnh gây hại cho mô ký chủ
-Phytophenolics là thành phần chính trong các tinh dầu thực vật
Các sản phẩm:
-Phenol 5%, Parachlorophenol, Hexachlorophene,… : trước đây dùng khử khuẩn miệng, hiện chỉ còn dùng trong nội nha
-Biclotymol (Hexaspray): thuốc xịt họng, miệng
-Chlorhexidine (có trong Oral-B, Kin Gingival): dd súc miệng, gel bôi, kem đánh răng
-Amylmetacresol + 2,4-dichlorobenzyl alcohol (có trong Strepsil): viên ngậm
6. PHENOLICS TRONG TINH DẦU THỰC VẬT
Thymol= cỏ xạ hương (có trong Listerine)
Menthol= bạc hà (có trong Listerine, Fisherman’s friend)
Eucalyptol= khuynh diệp (có trong Listerine, Fisherman’s friend)
Terpineol= thông
Gomenol= tràm: trước đây hay dùng trong TMH, dạng giọt dầu, viên ngậm
7. CÁC CHẤT OXID HÓA
a) H2O2
Cơ chế:
Giết vi khuẩn nhờ oxygen mới sinh + tác động cơ học do các bọt sủi
Bị bất hoạt bởi catalase của vi khuẩn và mô bề mặt các H2O2 bất hoạt có thể đi vào vết thương sâu tăng hiệu quả diệt VK kỵ khí.
Đặc tính:
dd không màu, bị hủy dần theo thời gian lưu trữ
Tác dụng phụ: làm ngưng tăng trưởng mô hạt
Sản phẩm:
dd 3%: làm sạch vết thương, súc miệng trong viêm miệng, bệnh nha chu
Pha loãng 50% với nước cất dd 1,5%: rửa tai ngoài, tai giữa
dd 30%: chủ yếu tẩy trắng răng. Có thể tự nổ
b) Các chất oxid hóa khác
Benzoyl Peroxide 5-10%: phóng thích [O] chậm. Điều trị mụn trứng cá.
Ozone, peracetic acid cũng là các chất oxid hóa. Ít dùng.
KMnO4 :
dd màu tím
Cơ chế: giết vi khuẩn nhờ oxygen mới sinh
dd 1‰, 5‰: viêm miệng. Ít dùng vì nhuộm nâu mô, đổi màu răng giả
8. CÁC PHẨM NHUỘM
Hiện nay ít dùng làm chất khử khuẩn do tác dụng ngưng trùng khá chậm và bị hấp thu nhanh vào protein mô
METHYLROSANILINE CHLORIDE (Tím Gentian): dd 0,1- 1 %: viêm miệng. Nhuộm tím đậm mô
METHYLTHIONINIUM CHLORIDE (Xanh Methylene): dd dùng ngoài. Điểu trị nhiễm virus như Herpes simplex.
9. CÁC ACID VÀ KIỀM
ACID BORIC (H3BO3):
-Tan trong nước, cồn, glycerine
-Khử khuẩn yếu. Có trong vài loại nước súc miệng
-Cồn Borate 3%: khử khuẩn, vi nấm
ACID ACETIC:
-Diệt vi khuẩn gram (-), vi nấm
-dd 2% (dấm thanh pha loãng): nấm ÔTN, rửa tai trong VTG mạn mủ
-dd Burrow = Aluminium Acetate 0.13% (Domeboro): nhỏ tai
SODIUM BORATE:
Khử khuẩn yếu. Có trong vài loại nước súc miệng