Dinh dưỡng qua ống thông được chỉ định cho những bệnh nhân còn chức năng đường tiêu hóa (GI) nhưng dinh dưỡng qua đường miệng không đủ bởi vì họ không có khả năng hoặc không đồng ý ăn qua đường miệng
Chỉ định cụ thể cho dinh dưỡng đường tiêu hóa bao gồm:
Không thể ăn bằng đường miệng đối với các chấn thương vùng đầu hoặc vùng cổ
Các bệnh nghiêm trọng (ví dụ như bỏng) gây stress chuyển hóa
Các chỉ định khác có thể bao gồm chuẩn bị cho phẫu thuận đại tràng ở những bệnh nhân bị ốm nặng hoặc thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đóng các lỗ rò ruột non và thích ứng ruột non sau khi cắt bỏ đường ruột lớn hoặc trong các chứng rối loạn có thể gây kém hấp thụ (ví dụ bệnh Crohn).
Nếu cần cho ăn qua ống thông trong ≤ 4 đến 6 tuần, thường sử dụng ống mũi dạ dày hoặc mũi ruột non mềm đường kính nhỏ (ví dụ như ống nội soi) được làm bằng silicone hoặc nhựa polyurethan. Nếu có chấn thương hoặc biến dạng mũi gây khó khăn khi đặt qua đường mũi, có thể đặt ống miệng-dạ dày hoặc ống miệng-ruột. Cho ăn bằng đường ống > 4 đến 6 tuần thường đòi hỏi phải có ống thông dạ dày hoặc ống hỗng tràng, được đặt bằng nội soi, phẫu thuật, hoặc dưới X quang. Sự lựa chọn phụ thuộc vào khả năng của bác sĩ và mong muốn của bệnh nhân. Ống hỗng tràng rất hữu ích cho những bệnh nhân có chống chỉ định đặt ống dạ dày (ví dụ, cắt dạ dày, tắc ruột gần đến hỗng tràng). Tuy nhiên, các ống này không gây ra ít nguy cơ hít phải ở khí phế quản hơn so với ống thông dạ dày. Ống hỗng tràng có thể dễ dàng tháo ra và thường chỉ được dùng cho bệnh nhân nội trú.
Bệnh nhân nên ngồi thẳng theo góc 30 đến 45° trong khi cho ăn bằng ống thông và trong 1 đến 2 giờ sau ăn để giảm thiểu tỷ lệ mắc viêm phổi bệnh viện do hít phải và giúp thức ăn đi xuống theo trọng lực. Cho ăn bằng ống thông mũi-dạ dày, mở thông dạ dày hoặc ống thông mũi-tá tràng thường gây tiêu chảy lúc ban đầu; do đó, việc cho ăn thường được bắt đầu với một số lượng nhỏ được pha loãng và tăng dần khi đã dung nạp.