CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU Y HỌC PHỔ BIẾN

1.1. Phân loại theo loại hình nghiên cứu:

 

a)      Loại nghiên cứu khoa học cơ bản:

l  Đây là loại hình nghiên cứu mang tính phát minh tìm kiếm những vấn đề mà khoa học chưa biết. Vd như NC lập bản đồ gen người, tìm vaccin phòng chống covid…Loại NC này có đặc điểm là:

l  Thường dành cho các nhà khoa học chuyên làm nghiên cứu, có điều kiện hiện đại và đầy đủ tiện nghi phục vụ cho nghiên cứu.

l  Tập trung vào những vấn đề nghiên cứu khó nhưng có giá trị cao.

 

b)      Loại nghiên cứu ứng dụng:

Là loại NC mang tính ứng dụng các thành quả từ các nghiên cứu khác vào thực tiễn, vd như NC áp dụng phác đồ điều trị mới đã được NC thành công tại một quốc gia…Loại NC này có đặc điểm là:

l  Thích hợp các nhà NC không thuộc nhóm NC cơ bản

l  Là cầu nối đưa các nghiên cứu cơ bản áp dụng vào thực tế do kết quả của NC cơ bản chỉ mới dừng lại ở mức thử nghiệm trên diện hẹp, nó cần phải có các NC ứng dụng để nhân rộng và kiểm định lại.

l  Người làm NC ứng dụng thường không phải là người sẽ áp dụng các kiến nghị từ NC vào thực tiễn.

 

c)       Loại nghiên cứu hành độ:

Đây là 1 loại NC ứng dụng đặc biệt được đề xuất đẻ khắc phục nhược điểm nêu trên của NC ứng dụng. NC này có đặc điểm:\

l  Người áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng chính là người tham gia vào NC hoặc tối thiểu cũng là “ người đặt hàng” hoặc cam kết ưng dụng kết quả từ NC.

l  Nhu cầu NC xuất phát từ thực tiễn và được đễ xuất hoặc đồng thuận bởi người sẽ ứng dụng kết quả NC.

 

1.2. Phân loại theo loại bản chất nghiên cứu:

            Khi dựa vào bản chất NC, người ta có thể chia ra 2 loại NC là NC định lượng và NC định tính. Mặc dù 2 loại NC này có cách tiếp cận rất khác nhau, từ bản chất NC, cách chọn mẫu, cách thiết kế, thu thập thông tin đến cách phân tích và trình bày kết quả, nhưng lại rất hữu ích nếu được lồng ghép với nhau, do NC định lượng giúp đo lường tầm cỡ, độ lớn của vấn đề NC, còn NC đinh tính giúp tìm hiểu sâu về bản chất, căn nguyên của vấn đề, chọn được các giai phán can thiệp thích hợp hơn.

 

1.3. Phân loại theo các thiết kế NC dịch tể học:

            Trong NC y học thì loại thiết kế NC dịch tể học là phổ biến nhất. Loại thiết kế này thường ứng dụng cách tiếp cận trong điều tra dịch tể học, tập trung vào đo lường độ lớn của vấn đề sức khỏe, kiểm tra mốiq uan hệ nhân quả của các biến số, từ đó nhằm phát hiện ra các yếu tố căn nguyên,phơi nhiễm, các yếu tố liên qua đến vấn đề sức khỏe hoặc hiệu quả của các giải pháp can thiệp.

 

 

           

2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG:

2.1. Nghiên cứu quan sát:

Là loại NC mà nhà NC không hề tác động gì vào hiện tượng mình quan tâm mà chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó.

Được chia làm 2 loại dựa trên tính chất của sự quan sát: quan sát mô tả và quan sát phân tích.

2.1.1. Nghiên cứu mô tả:

            Được phân ra 2 loại NC tùy theo thông tin mà người NC muốn thu thập là thông tin của quần thể hay thông tin của cá thể.

            Thông tin quần thể thừng được biểu thị là các giá trị trung bình hoặc tỷ lệ đặc trưng cho quần thể đó như tỉ lệ mắc,chết, chiều cao trung bình… Các số liệu này thường được tìm thấy trong các báo cáo điều tra hoặc báo cáo định kỳ của cộng đồng đó. Trong trường hợp này người NC thường không có thông tin cụ thể cưa từng các thể.

            Thông tin cá thể là thông tin thu được từ từng cá thể cụ thể trong cộng đồng như chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tât, uống rượu, hút thuốc…Để có được các thông tin cụ thể này, người NC cần phải thiết kế các công cụ và đi thu thập số liệu thông qua các NC ban đầu.

NC mô tả có 3 kiểu nc nổi bật:

 

A. NC tương quan:

l  Khi người NC chỉ có được thông tin quần thể thì loại thiết kế duy nhất có thể triển khai được đó là thiết kế NC tương quan. Người NC có thể thăm dò mối tương quan giữa một yếu tố được cho là nguy cơ và một yếu tố khác được cho là hậu quả bằng cách biểu thị thông tin quần thể của hai yếu tố này với nhiều quần thể khác nhau trên một đồ thị sau đó quan sát mối tương quan hoặc nhập chúng vào máy tính để tính hệ số tương quan với các phần mềm thống kê thích hợp.

l  Mặc dù loại thiết kế tương quan này chỉ có giá trị gợi ý hình thành giả thuyết nhân quả nhưng do dễ triền khai, chỉ cần tham khảo số liệu có sẵn từ các báo cáo nên nhiều nhà NC vẫn thường sủ dụng để thăm dò mối tương quan nhân quả trước khi áp dụng các thiết kế NC phức tạp hơn.

 

B. NC mô tả các bệnh hiếm:

Đây là loại NC đơn giản nhất sử dụng thông tin cá thể. Người NC thu thập dữ kiện của một vài cá thể rồi mới tập hợp lại thành kết quả chung cho NC. Các NC mô tả lâm sàng chủ yếu sử dụng phương pháp này. Tron gnhóm này lại phân ra 2 loại thiết kế:

 

a) Mô tả 1 trường hợp bệnh hiếm gặp

l  Đây là thiết kể NC cơ bản của phương pháp mô tả dịch tể học dựa trên dư kiện thu thập từ một cá thể. NC có thể là một bệnh lạ hoặc một bệnh ẽ ra không còn gặp nữa.

l  Kết quả NC chỉ đơn thuần là một bệnh án chi tiết, tỉ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc lâm sàng thực hiện trên một bệnh nhân, bao gồm tất cả các thông tin về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, các thông tin cá nhân liên quan, đặc biệt là về căn nguyên nghi ngờ của bệnh và kết quả thường là có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành. Lịch sử y học đã chứng minh có khá nhiều bệnh mới được phát hiện nhờ phương pháp NC này.

 

 

b) Mô tả một chùm bệnh hiếm:

l  Tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng để mô tả vài trường hợp cùng mắc một bệnh hoặc cùng có một hiện tượng sức khỏe hiếm gặp.

l  Mô tả chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn mô tả một trường hợp

l  Việc phát hiện ra HIV/AIDS, bệnh SARS là những ví dụ điển hình của loại NC này.

C. NC mô tả các bệnh phổ biến:

a)      Mô tả một loạt các trường hợp bệnh:

l  Dùng để mô tả các trường hợp cùng mắc một bệnh hoặc có cùng một vấn đề sức khỏe, trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định

l  Đây là loại NC thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả bệnh nhân đã và đang nằm viện, đặc biệt là trong những trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên.

l  Mục tiêu của loại NC này thường mô tả về bệnh đang quan tâm. Kết quả của NC này thương là tỷ lệ mắc với từng triệu chứng của bệnh, diễn biến kết quả điều trị.mối liên qua giữa triệu chứng, kết quả điều trị với các yếu tố khác, dộ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán của các test chẩn đoán, các triệu chứng hoặc các bộ triệu chứng.

l  Hạn chế của loại NC này là phần ngoại suy thống kê bị hạn chế, kết quả NC chủ yếu chỉ kết luận được cho nhóm bệnh nhân dược NC do họ không được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng.

 

b)      NC cắt ngang

l  Đây là loại thiết kế NC phổ biến nhất trong các NC cộng đồng, có đặc điểm:

l  Áp dụng để mô tả vấn đề sức khỏe và các yếu tố được cho là có liên quan đến vấn đề sức khỏe đó của quần thể tại một thời điểm nhất định.

l  Nc cắt ngang có thể khảo sát được nhiều yếu tố nguy cơ cùng một lúc, sau đó phân tích xem yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh hơn đến vấn đề sức khỏe đang xem xét, do vậy, trong giai đoạn thiết kế đề cương NC, người NC thường hình thành một cây vấn đề về mối quan hệ nhân quả để tránh bỏ sót các biến số khi thu thập số liệu

l  Ưu nhược điểm chính của NC cắt ngang là:

l  Cho biết được tỉ lệ của một hiện tượng sức khỏe quan tâm hoặc giá trị trun gbình của một tham số trong một quần thể

l  Chỉ tình được tỷ lệ hiện mắc tại mà không tính được tỷ lệ mới mắc.

l  Cả yếu tố nhân và quả được quan sát cùng một lúc nên đôi khi không phân biệt rõ đâu là nhân, đâu là quả.

l  Chỉ giúp cho hình thành giả thuyết chứ không chứn gminh được giả thuyết.

l  Với các bệnh hiếm thì cỡ mẫu trong NC cắt ngang phải rất lớn mới có thể phát hiện được tỉ lệ bệnh.

 

2.1.2. Nghiên cứu phân tích:

Là loại NC dọc do đối tượng NC được theo dõi theo thời gian ( hồi cứu hay tiền cứu). Về lý thuyết, NC này thường được tiến hành sau NC cắt ngang để chứng minh các giả thuyết nhân quả được hình thành từ NC cắt ngang. Trong loại NC này, đối tượng được chọn và quan sat theo các nhóm liên quan đến yếu tố bệnh và phơi nhiễm. Nếu phân nhóm theo yếu tố có bệnh hay không có bệnh, từ đó hồi cứu tìm yếu tố nguy cơ thì thiết kế thuốc loại Bệnh - Chứng còn nếu phân nhóm theo có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ hay không sau đó xem xét và so sánh mức độ phát triển bệnh của hay nhóm này thì thiết kế thuộc loại NC Thuần tập.

A) NC Bệnh - chứng

Đặc điểm của NC Bệnh - chứng:

l  Căn cứ trên mmột giả thuyết nhân quả, NC này được thiết kế nhằm so sánh và tìm sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh và không bệnh (nhóm chứng)  trong mối quan hệ với yếu tố nguy cơ được coi là “ nhân”.

l  Nhóm bệnh và nhóm chứng có thể được chọn lợc từ một quần thể hoặc chọn từ 2 quần thể NC khác nhau.

l  Điểm xuát phát của NC này có thể là bệnh nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ.

Ưu nhược điểm của NC:

l  Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém do được triển khai hồi cứu

l  Có thể hỏi về lịch sử phơi nhiễm tại nhiều mốc thời gian trong quá khứ ( vì đây là NC dọc)

l  Rất thích hợp khi NC các bệnh hiếm do có thể gặp chọn được bệnh nhân này dễ dàng hơn trong bệnh viện.

l  Cho phép kiếm định giả thuyết đã được hình thành từ NC cắt ngang.

l  Khó lựa chọn nhóm đối chứng do là nhóm bao gồm những người không có bệnh nên họ ít quan tâm đến việc tham gia vào NC. Ngoài ra, việc chọn được nhóm chứng tương thích với nhóm bệnh để so sáng cũng không dễ dàng.

l  Hay gặp sai số nhớ lại (do là NC hồi cứu) và nhóm có bệnh thường có thiên hướng quy kết cho yếu tố nguy cơ nhiều hơn nhóm chứng nên thông tin cũng dễ bị sai lệch giữa hai nhóm.

l  Không tính được tỷ lệ mới mắc nên không tính được nguy cơ tương đối

l  Không thích hợp với các phơi nhiễm hiếm gặp do cỡ mẫu phải lớn mới có khả năng tìm thấy các phơi nhiễm hiếm của bệnh.

 

B) NC thuần tập:

NC thuần tập có đặc điểm:

l  Tất cả các đối tượng NC được chọn cho NC thuần tập phải là người không mắc bệnh mà người NC đang muốn NC vào thời điểm họ được chọn tham gia vào NC

l  Các đối tượng này sau đó họ được phân chia thành các nhóm khác nhau tùy thược vào tình trạng và mức độ phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn mà người NC cho là có liên quan đến tình trạng sức khỏe họ đang muốn NC.

l  Phân loại NC thuần tập: có hai loại chính là thuần tập tương lai và thuần tập hồi cứu.

 

Ưu nhược điểm của NC:

l  Chô phép tính toán tỉ lệ mới mắc bệnh ở cả hai nhóm có và không phơi nhiễm.

l  Có giá trị khi NC ảnh hưởng của các phơi nhiễm hiếm gặp

l  Làm sáng tỏ mối quan hệ về thời gian giưa phơi nhiễm và bệnh vì là NC theo dõi dọc các đối tượng chưa bị bệnh.

l  Do theo dõi dọc nên có thể NC được nhiều hậu quả của một yếu tố nguy cơ

l  Không có hiệu quả khi đánh giá csac bệnh hiếm gặp do cần cỡ mấu lớn.

l  Rất tốn kém về kinh phí và thời gian nếu là thuần tập tương lai

l  Hay gặp sai sô do đối tượng bỏ cuộc trong quá trình NC do thời gian theo dõi quá dài ( với thuần tập tương lai)

l  Khó khăn về thu thập số liệu trong thuần tập hồi cứu do thiếu thông tin, thông tin không đủ độ tin cậy hoặc gặp sai số nhớ lại khi khai thác thông tin trên đối tượng NC.

 

 

2.2. Nghiên cứu can thiệp

NC can thiệp là loại NC nhằm kiểm định giả thuyết nhân quả đưa ra bởi người NC. Bằng cách can thiệp vào hoặc tạo ra yếu tố được coi là “nhân” sau đó theo dõi, ghi nhận các kết quả của can thiệp, người NC sẽ phân tích đưuọc mối quan hệ giữa nhân quả và có thể chứng minh được giả thuyết của mình.Đây là loại NC rất có giá trị nhưng lại đòi hỏi phải có thiết kế đúng đắn và tiến hành nghiêm túc. Nghiên cứu can thiệp cũng thường tốn kém và kéo dài. NC can thiệp có nhiều loại, dưới đây là một số dạng NC can thiệp cơ bản

 

2.2.1. Can thiệp phòng bệnh

l  Là thể loại NC thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện bệnh tại cộng đồng nên còn gọi là can thiệp cộng đồng. Các NC đánh giá tác dụng phòng bệnh của việc tiêm vaccin, bao phủ muối iode, giáo dục sức khỏe… tại cộng đồng thuộc loại NC này, Đặc điểm của NC này là:

l  Đối tượng NC là tất cả cư dân sinh sống trong cộng đồng được quan tâm không kể là có bệnh hay không có bệnh đang được NC.

l  BIện pháp can thiệp thường rất phong phú và dựa nhiều vào các phương tiện thông tin đại chúng, do đso có thể tiếp cận được nhiều người.

l  Để đánh giá được hiệu quả của can thiệp, người NC phải chọn được các chỉ số đặc hiệu và đủ nhạy để dỏ lường tác động của can thiệp.

l  Can thiệp thường được tiến hành tại cộng đồng nhằm tác động vào một vài yếu tố nguy cơ/ ảnh hưởng nhất định nào đó lên vấn đề sức khỏe đối tượng NC. Có 2 phương pháp chính để đánh giá tác đọng của can thiệp tùy thuộc NC có nhóm đối chứng hay không:

n  Phương pháp không có nhóm chứng

Ưu điểm: dễ triển khai, dễ làm

Nhược điểm: thiếu chính xác do không loại được các tác động không do can thiệp ảnh hưởng lên kết quả NC, nhất là với các NC có thời gian can thiệp dài, trên một địa bàn động.

Chỉ định: chỉ nên áp dụng với các can thiệp trong thời gian ngắn, quần thể nhận can thiệp ít biến động và ít bị các yếu tố tác dộng khác làm sai lệch kết quả can thiệp.

 

n  Phương pháp có nhóm đối chứng:

Chỉ so sánh kết quả NC của nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau can thiệp mà không so sánh trước can thiệp: Cách này dễ làm nhưng tiềm ẩn nhiều sai số do các thông tin ban đầu của nhóm can thiệp và nhóm chứng không được đưa vào phân tích.

Có so sánh kết quả nhiên cứu của nhóm chứng à nhóm can thiệp cả trước và sau can thiệp, sau đó so sánh sự khác biệt giữa dộ lớn của sự biến đổi do can thiệp và không do can thiệp.

 

2.2.2. Các nghiên cứu lâm sàng

2.2.2.1. Tổng quan về các loại NC lâm sàng

NC lâm sàng là những NC được triển khai trong bệnh viện liên quan đến người bệnh. Tùy theo cách lựa chọn đối tượng NC, giai đoạn NC và việc có chọn nhóm đối chứng hay không mà NC có thể chia ra nhiều loại thiết kế khác nhau, Thực tế NC lâm sàng chỉ tập trung vào 5 loại NC chính là : mô tả chùm bệnh, loạt bệnh; NC bệnh - chứng ; NC thuần tập ; nghiệm pháp đánh giá test chẩn đáon và thử nghiệm lâm sàng có hoặc không có nhóm đối chứng.

 

2.2.2.2. Các loại NC thử nghiệm lâm sàng

Là NC tiến hành trong bv nhằm so sánh hiệu quả điều trị của một loại thuốc hoặc một phương pháp, phác đồ điều trị mới. Đây cũng là loại NC đề cập đến mối quan hệ nhân quả mà “nhân” ở đây là phương án điều trị và “ quả” là hiện tượng khỏi hoặc không khỏi bệnh. Các loại NC sau đây được coi là thử nghiệm lâm sàng:

A) Tổng kết hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân dùng thử nghiệm mới

l  Thiết kế này về bản chất giống như NC mô tả một loạt trường hợp bệnh, tuy nhiên , chỉ tập trung vào các bệnh nhân đã nhận thử nghiệm mới. Việc đánh giá thử nghiệm được áp dụng theo phương pháp tự chứng, tức là so sánh diễn biến bệnh trước và sau thử nghiệm trên cùng một người bệnh. Loại thiết kế này đơn giản, dễ làm nhưng khó kiểm định kết quả do không có nhóm đối chứng

B) Thử nghiệm lâm sàng so sánh với nhóm chứng lịch sử

l  Trong thiết kế này, người NC đem kết quả thu được từ thử nghiệm của mình so sánh với kết quả điều trị bệnh đó trước đây bằng phác đồ hoặc thuốc cũ. Loại thiết kế này ưu điểm hơn loại trên là đã sử dụng một nhóm chứng để so sánh kết quả và cách chọn này rất đơn giản và ít tốn kém, tuy nhiên, nhóm chứng này thường không đủ độ tin cậy để so sánh do không khống chế được cách chọn bênh nhân, do điều kiện và đặc điểm NC giữa hai lần khác nhau và do cách thu thập, ghi chép số liệu cũng có thể không thống nhất.

C) Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

l  Đây là loại thử nghiệm lâm sàng được đánh giá cao do hai đặc điểm là có nhóm đối chứng và nhóm này lại được phân bố ngẫu nhiên cùng với nhóm NC. Việc phân bố ngẫu nhiên này có mục đích là để bệnh nhân của nhóm NC và nhóm chứng có thể tương đồng với nhau về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị như tuổi, giới, mức độ bệnh, các bệnh phối hợp…, có như vậy hai nhóm có khă năng so sánh. Điểm khó khăn nhất trong loại thiết kế này là người NC phải xác định rõ quy luật phân bố ngẫu nhiên bệnh nhân vào hai nhóm, trong khi bệnh nhân lại nhập viện từng ngày chứ không có sẵn ngay từ đầu để phân bố.

l  Hiện nay cách phân bố ngẫu nhiên được đánh giá cao là ách phân bố ngẫu nhiên khối và phân bố ngẫu nhiên theo tầng. Ngoài ra, kỹ thuật “mù” (mù đơn, mù kép, mù ba) cũng rát hay được áp dụng để hạn chế một số yếu tố nhiễu.

D) Thử nghiêm lâm sàng bắc cầu:

l  Do việc phân bố ngẫu nhiên bệnh nhân vào 2 nhóm là khó và thiếu chính xác nên trong số bệnh mạn tính tái phát như bệnh hen, bệnh đau khớp, đau dạ dày… người ta có thể áp dụng thử nghiệm bắc cầu. Ở thiết kế này, bệnh nhân không cần phải được phân bố ngẫu nhiên vì với cách đối chiếu phác đồ giữa lần điều trị thứ nhất và lần thứ hai ( khi bệnh tái phát), tất cả bệnh nhân đều được nhận hai phác đồ qua hai lần điều trị., Trong trường hợp này sẽ có 4 tình huống xảy ra với bệnh nhân:

  • Điều trị cả hai phác đồ đều khỏi
  • Điều trị phác đồ mới khỏi nhưng phác đồ cũ không khỏi
  • Điều trị phác đồ mới không khỏi nhưng phác đồ cũ khỏi
  • Điều trị cả hai phác đồ đều không khỏi.

l  Một vấn đề rất cần được quan tâm trong thử nghiệm lâm sàng đó là vấn đề đạo đức trong NC. Vấn đề nay hay gặp khi thử nghiệm các thuốc hoặc phác đồ chưa biết hết tác dụng phụ hay các nguy cơ có thể ảnh hưởng trên bệnh nhân. Ngoài ra, trường hợp sử dụng placebo cho nhóm chứng cũng có vấn đề đạo đức do nhóm bệnh nhân chứng này được dùng chế phẩm họ tưởng là thuốc nhưng lại không có tác dụng điều trị.

 

2.2.2.3. Thử nghiệm thực địa

l  Là NC y học tiến hành tại thực địa nhằm can thiệp vào một nguy cơ nhất định để phòng bệnh cấp 1 hoặc phòng bệnh cấp II sau sàng tuyển.

l  Thử nghiệm thực địa không phải áp dụng cho tất cả mọi người trong cộng đồng và do tính chất can thiệp trực tiếp vào đối tượng NC trong mộti thời gian tương đối ngắn nên NC này thường không cần có nhóm chứng.Đánh giá thử nghiệm này thường được thực hiện bằng so sánh các giá trị đo lường tác động của thử nghiệm trước, sau can thiệp trên cùng nhóm đối tượng.Như vậy thiết kế NC này cũng thuộc nhóm NC ghép cặp.

 

3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH:

3.1. Khái niệm:

Theo Jones R.(1995) NC định tính được định nghĩa là sự hiểu biết về thế giới phức tạp thông qua quan điểm của những con người sống trong đó. Nó quan tâm đến sự hiểu biết của những đối tượng được nghiên cứu theo nguyên tắc tôn trọng bản chất tự nhiên của sự vật.

NC đinh tính có các đặc điểm cơ bản:

l  Nó thừa nhận có các cách lý giải khác nhau về thế giới, về một hiện tượng.

l  NC được dẫn dắt bởi kinh nghiệm của đối tượng NC hơn là của người NC, vì vậy câu hỏi NC thường dưới dạng mở.

l  Thường kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu thích hợp với từng câu hỏi NC

l  Là phương pháp chặt chẽ và có hệ thống

 

3.2. Nguồn gốc các phương pháp nghiên cứu định tính:

Các phương pháp NC định tính được pphát triển và sử dụng đầu tiên trong các NC nhân chủng học, một bộ môn khoa học xã hội. Các nhà nhân chủng học đi đến các cộng đồng mà họ muốn NC và sống ở đó một thời gian dài để quan sát người dân và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của họ.Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học thường sủ dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm và NC trường hợp. Ngày nay các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

3.3. So sánh nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

 

NC Định lượng

NC Định tính

Khái niệm

Đo lường kích thước, độ  lớn, sự phân bố, sự kết  hợp của một số yếu tố

Xác định, thăm dò, tìm  hiểu bản chất, nguyên  nhân của vấn đề

Câu hỏi

Bao nhiêu? Mức độ nào?

Như thế nào? Tại sao?

Chọn mẫu

Đủ lớn, ngẫu nhiên

Cỡ mẫu không quan  trọng, không cần ngẫu  nhiên

Thu thập thông  tin

Bằng công cụ thiết kế sẵn

Hướng dẫn thu thập thông  tin, có thể điều chỉnh

Phân tích số  liệu,  trình bày  kết quả

Các con số, bảng biểu,  các test thống  kê

Bằng lời: themes,  categories; hình     ảnh,…

 

 

 

3.4. Vai trò của nghiên cứu định tính trong chương trình sức khỏe:

l  NC định tính đặc biệt có giá trị tron các lĩnh vực sức kỏe, kế hoạch hóa gia đình, ức khỏe sinh sản và AIDS… vì nó cho phép

l  Khám phá, thăm dò nhuững vấn đề khó và cònít được biết đến, ví dụ như mại dâm, ma tuy, HIV/AIDS

l  Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về AIDS

l  Đề ra những biện pháp can thiệp phù hợp và phát triển những quần thể cần được chú trọng trước hết.

l  Thăm dò tính khả thi, chấp nhận và sự phù hợp của những chương trình mới.

l  Nhận biết những tồn tại trong những can thiệp đang triển khai và đưa ra những giải pháp thích hợp đối với những tồn tại đó.

l  Hoàn chỉnh những thông tin định lượng thu được trong các giám sát thường xuyên và các NC đánh gíá bằng cách giúp giải thích những kết quả thu được từ NC định lượng.

l  Thiết kế các công cụ điều tra chính xác hơn bằng cách phát hiện các chủ đề thich hợp nhât cho NC điều tra bằng cách xác định các câu hỏi thích hợp va cách diễn đạt chúng cho phù hợp.

 

Tài liệu tham khảo:

Phương pháp Nghiên cứu khoa học y học - Tập 1

PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt - NXB Y Học Hà Nội 2017