CHỨC NĂNG CƠ HỌC CỦA DẠ DÀY

Các chức năng cơ học của dạ dày gồm 3 quá trình: (1)lưu giữ một lượng lớn thức ăn cho đến khi thức ăn có thể được xử lý hoàn toàn ở dạ dày, tá tràng và đường tiêu hóa dưới; (2) nhào trộn thức ăn với các chất dịch của dạ dày cho đến khi tạo thành một chất bán lỏng gọi là vị trấp (chyme); và (3) Đưa vị trấp từ dạ dày xuống ruột non với tốc độ chậm phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của ruột non.

CHỨC NĂNG LƯU TRỮ CỦA DẠ DÀY

Khi thức ăn vào đến dạ dày, nó tạo nên những vòng thức ăn đồng tâm ở phần phía miệng của dạ dày, với phần thức ăn mới nhất nằm gần nhất với chỗ mở vào của thực quản và phần thức ăn cũ nhất nằm ngoài cùng. Bình thường, khi thức ăn phủ đầy dạ dày, một “phản xạ qua dây thần kinh số X” sẽ đi từ dạ dày lên thân não sau đó quay lại dạ dày để làm giảm trương lực cơ ở thành dạ dày từ đó dạ dày có thể phình ra tăng kích thước được nhiều hơn, lượng thức ăn chứa được ở dạ dày hoàn toàn giãn là từ 0.8 đến 1.5 lit. Áp suất trong dạ dày được giữ ở mức thấp cho đến khi đạt tới giới hạn này.

NHÀO TRỘN VÀ ĐẨY THỨC ĂN TRONG DẠ DÀY

Dịch tiêu hóa của dạ dày được tiết bởi các tuyến dạ dàycó ở hầu hết thành thân vị ngoại trừ một phần nhỏ ở bờ cong nhỏ. Những chất dịch này ngày lập tức đến tương tác với phần thức ăn được lưu trữ trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Ngay khi thức ăn có mặt ở dạ dày, những sóng nhu động co bóp yếu được gọi là những sóng nhào trộn (mixing waves), bắt đầu từ phần giữa đến phần trên của thành dạ dày và di chuyển về phía hang vị khoảng mỗi 15 đến 20 giây. Những sóng này được khởi động bởi nhịp điệu điện học, bao gồm những sóng điện chậm xuất hiện tự nhiên ở thành dạ dày.

Khi những sóng co bóp đi từ thân vị xuống đến hang vị, cường độ của chúng ngày càng mạnh hơn, một số sóng có cường độ tăng rất lớn và trở thành những vòng co bóp, nén thức ăn ở hang vị dưới một áp lực càng ngày càng cao để đẩy xuống đến môn vị. Những vòng co bóp này có vai trò quan trọng trong quá trình nhào trộn thức ăn trong dạ dày theo cách sau: Mỗi lần sóng nhu động đi từ hang vị đến môn vị, nó tác động sâu vào phần thức ăn trong môn vị. Hơn nữa, môn vị mở ra rất nhỏ nên chỉ có một vài ml thức ăn hoặc ít hơn thế được đẩy xuống tá tràng mỗi đợt sóng nhu động. Ngoài ra, mỗi khi sóng nhu động đến môn vị, cơ môn vị thường co lại, càng làm trở ngại quá trình tống xuất thức ăn. Do đó, đa số thức ăn ở hang vị đã được nén ép ngược dòng bởi các vòng nhu động co bóp hướng đến thân vị chứ không phải qua môn vị. Do vậy, những vòng nhu động co bóp này, kết hợp với tác động nén ép ngược dòng (retropulsion), là một cơ chế nhào trộn cực kì quan trọng ở dạ dày.

 Vị trấp (Chyme). Sau khi thức ăn đã được nhào trộn với các chất dịch dạ dày, hỗn hợp thu được đi xuống ruột goi là vị trấp. Độ lỏng của vị trấp phụ thuộc vào lượng thức ăn, lượng nước, các chất dịch dạ dày và sự tiêu hóa đã được thực hiện. Hình thái của vị trấp là một chất bán lỏng hoặc giống như bột nhão, có màu đục. Những co bóp lúc đói. Bên cạnh các nhu động xảy ra khi thức ăn có mặt trong dạ dày, có một dạng co bóp khác xảy ra khi dạ dày rỗng thức ăn vài giờ hoặc hơn, gọi là hunger contractions.

Những co bóp này xảy ra theo nhịp ở thân vị. Khi co bóp trở nên rất mạnh, chúng thường gây nên những cơn co bóp mà thỉnh thoảng có thể kéo dài 2 đến 3 phút. Co bóp lúc đói mạnh nhất ở người trẻ tuổi, khỏe mạnh - những người có trương lực cơ tiêu hóa rất cao; chúng cũng tăng cường độ hơn nhiều ở người có nồng độ đường huyết thấp hơn là nồng độ bình thường. Khi co bóp lúc đói xảy ra, thỉnh thoảng chúng ta sẽ cảm thấy đau nhẹ ở dạ dày, gọi là hunger pang. “Hunger pang” thường không bắt đầu cho đến thời điểm 12 đến 24 giờ sau lần tiêu hóa thức ăn cuối cùng; ở những người đói lâu ngày, họ thường phải trải qua cường độ đau mạnh nhất trong 3 đến 4 ngày, sau đó cường độ yếu dần trong những ngày tiếp theo.