Biên tập: Huỳnh Lê Thái Bão - Khoa Y, Đại học Duy Tân
Khi vắc-xin COVID-19 tiếp tục được phát hành, những người mang thai cần phải xem xét đến tiền sử bệnh của bản thân và các yếu tố nguy cơ để xác định xem họ có sẵn sàng để tiêm phòng hay không.
Các loại vắc-xin này không được nghiên cứu ở những người đang mang thai trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, để lại rất ít dữ liệu an toàn để sử dụng.
Nếu bạn đang mang thai, bạn sẽ cần phải quyết định xem tiêm phòng có phải là điều phù hợp với mình hay không.
Mặc dù những nguy cơ nói chung của COVID-19 diễn tiến xấu là thấp, nhưng những người mang thai nhiễm coronavirus sẽ có nguy cơ được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) cao hơn, để sử dụng máy thở hoặc nặng hơn là tử vong.
Trong số 4,2 triệu người Mỹ đã tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên, có nhiều nhân viên y tế đang mang thai cảm thấy rủi ro khi tiếp xúc với COVID-19 là cao hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào do tiêm vắc-xin, vì vậy vốn được nhiều người cho là an toàn ở người mang thai.
“Giữa hai lựa chọn là tiêm vắc xin với nhiễm COVID, phụ nữ phải đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân cùng môi trường làm việc và sinh sống của họ,” Bác sĩ Lauren Demosthenes, một OB-GYN (obstetrician-gynecologist), và là giám đốc cấp cao của Babyscripts.
Những người mang thai có nguy cơ cao của việc gặp các biến chứng từ COVID-19 và có nhiều khả năng tiến triển thành bệnh nặng hơn, cần phải nhập viện, nằm trong ICU hoặc tử vong. Họ cũng có thể bị tăng nguy cơ sinh non.
Những người mang thai không được nghiên cứu trong các thử nghiệm vắc-xin, vì vậy có rất ít dữ liệu về những phản ứng của những người mang thai với vắc-xin COVID-19.
Một ý kiến khác cho rằng, vắc-xin RNA thông tin (mRNA) được cho là an toàn đối với thai phụ.
Theo Tiến sĩ Henry Bernstein, bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm y tế nhi khoa Cohen của mạng lưới sức khỏe Northwell (Northwell Health) và là thành viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP), vắc xin mRNA nhanh chóng bị phá vỡ và phân hủy trong cơ thể.
Chúng không phải là vắc xin sống, không xâm nhập vào nhân tế bào và cũng không làm thay đổi DNA của chúng ta.
Theo Tiến sĩ Christian Pettker, chuyên gia về những nguy cơ cao khi mang thai tại Bệnh viện đại học Y Yale và là giáo sư sản, phụ khoa cùng khoa học sinh sản tại Đại học Y khoa Yale, vắc-xin cũng khó có thể tiếp cận và đi qua nhau thai.
“Dựa trên kiến thức hiện tại, các chuyên gia tin rằng vắc-xin mRNA sẽ không gây rủi ro cho những người đang mang thai,” ông nói.
Một số người cho biết các phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm vắc-xin, chẳng hạn như mệt mỏi và sốt nhẹ.
Những tác dụng phụ này chỉ đơn giản cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động, và không phải là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn.
Những người mang thai bị sốt nhẹ sau khi tiêm có thể cân nhắc sử dụng acetaminophen.
“Bạn có thể bị đau cánh tay hoặc cảm thấy các triệu chứng "giống như bị cúm"- hoặc thậm chí là tăng nhiệt độ. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn có thể dùng acetaminophen cùng nghỉ ngơi cho đến khi những tác dụng phụ này biến mất trong vài ngày tới, ”Demosthenes nói.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết không nên cấm sử dụng vắc-xin này đối với những người đang cho con bú hoặc mang thai.
Demosthenes nói thêm, ACOG cũng tuyên bố rằng vắc-xin này cũng không được cho là gây vô sinh, sẩy thai, gây hại cho trẻ sơ sinh hoặc gây hại cho người mang thai.
Bà còn nói: “Những phụ nữ đang cố gắng thụ thai nên cảm thấy thoải mái với quyết định tiêm vắc-xin và nếu có thai, họ nên tiêm liều thứ hai sau 3 tuần”.
Cuối cùng, việc lựa chọn tiêm Vắc-xin hay không sẽ là quyết định cá nhân của mỗi thai phụ.
Bernstein nói: “Phụ nữ sẽ phải suy nghĩ về mức độ lây nhiễm trong cộng đồng nơi họ sống, và nguy cơ phơi nhiễm cá nhân khi họ tự tiếp xúc với nguồn bệnh”.
Pettker cũng lưu ý rằng điều quan trọng là cần phải xem xét những tình trạng bệnh lý nền khác - như béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh về phổi - có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng nề.
Pettker còn nói “Đây không phải là một cuộc thảo luận hay lời khuyên đơn giản. Nó nên là một cuộc thảo luận cá nhân liên quan đến cách tiếp cận dể đưa ra quyết định chung, ”. Bernstein thì cho rằng điều tốt nhất nên làm là có một cuộc đối thoại với bác sĩ sản khoa của họ nếu họ đang nghĩ đến việc tiêm phòng dịch bệnh.
Bernstein nói: “Họ nên viết ra những câu hỏi hoặc mối quan tâm mà họ có để hy vọng rằng có thể giải quyết được trong cuộc trò chuyện với bác sĩ sản khoa của họ.
Với những dữ liệu an toàn hạn chế có sẵn về phản ứng của các thai phụ đối với vắc xin COVID-19, bất kỳ ai đang mang thai đều cần phải cân nhắc kỳ càng giữa rủi ro và lợi ích cũng như quyết định xem họ có cảm thấy thoải mái khi tiêm hay không.
Vắc-xin COVID-19, sử dụng công nghệ gọi là RNA thông tin (mRNA), được cho là an toàn ở những người mang thai và cho con bú.
Những người đang mang thai và cân nhắc đến việc tiêm phòng nên nói chuyện với bác sĩ của họ để đưa đến quyết định tốt nhất cho họ.
Tài liệu tham khảo: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html