SỰ HẰNG ĐỊNH NỘI MÔI TRONG CƠ THỂ NGƯỜI

Khoảng 60% cơ thể người trưởng thành là dịch.Hầu hết lượng dịch đó ở trong tế bào và được gọi là dịchnội bào.Còn lại khoảng 1/3 tổng dịch cơ thể nằm ngoài tế bào vàđược gọi là dịch ngoại bào.Dịch ngoại bào được vận chuyển khắp cơ thể nhờ hệthống tuần hoàn mà chủ yếu là máu.Dịch ngoại bào và máu luôn có quá trình trao đổi qua lạivới nhau nhờ quá trình khuếch tán dịch và chất tan quathành các mao mạch.Trong dịch ngoại bào chứa các ion và các chất dinh dưỡngcần thiết cho cơ thể và là môi trường sống cho tất cả cáctế bào trong cơ thể.Đó cũng chính là  do tại sao dịch ngoại bào được gọi làmôi trường bên trong của cơ thể hay còn nội môi.Sự khác biệt cơ bản giữa nội bào và ngoại bào:Ngoại bào chứa nhiều Na+, Cl-, HCO3- và các chất dinhdưỡng cần thiết như oxy, glucose, acid béo.Nó cũng chứa CO2, được vận chuyển từ tế bào đến phổiđể đào thải ra ngoài môi trường.Dịch nội bào có sự khác biệt quan trọng với dịch ngoại bào. Ví dụ như dịch nội bào có chứa phần lớn K+, Mg2+, và PO43-, thay vì Na+ và Cl- được tìm thấy nhiềuở ngoại bào.

Vào năm 1929 Nhà sinh lý học người Mỹ WalterCannon( 1871-1945 ) đưa ra thuật ngữcân bằng nội môi(homeoststis) để mô tả sự duy trì liên tục nồng độ củacác chất trong dich ngoại bào. Thực tế, tất cả các cơquan và mô đều có chung chứcnăng thực hiện giúp cơthể duy trì liên tục trạng thái này. Chẳng hạn như, phổicung cấp oxy đến dịch ngoại bào để cung cấp oxy cho tếbào, thận duy trì nồng độ các ion trong máu, và hệ dạ dàyruộtnon cung cấp chất dinh dưỡng. Các ion, chất dinhdưỡng, chất thải và các thành phần khác của cơ thểthường được kiểm soát trong khoảng giá trị, chứ khôngphải là mộthằng số. Tùy vào từng thành phần, phạm vinày có thể thay đổi khác nhau. Ví dụ: Biến thiên của nồngđộ ion H+ trong máu chẳng hạn, thường ít hơn 5 nmol mỗilít. Nồng độ Natri trong máu cũng được kiểm soát chặtchẽ, bình thường cũng chỉthay đổi một vài mmol /lít, ngaycả khi ta hấp thu một lượng muối Natri tương đối lớn. Tuynhiên, biến thiên này của nồng độ ion Natri được tính toánlớn hơn gấp 1 triệu lần so với của ion hiđrô. Quá trình duytrì nồng độ của Natri và hyđrô , cũng như cho hầu hết cácion khác, các chất dinh dưỡng, và chất trong cơ thể khácở khoảng cho phép, giúp tế bào, mô, và các cơ quan thựchiện chức năng bình thường của cơ thể, bất chấp sự biếnđổi của ngoại cảnh và các thương tổn và bệnh tật.

Chức năng bình thường của cơ thể đòi hỏi tác động phối hợpcùng nhau của tế bào, các mô, các cơ quan, hệ thần kinh trung ương,các hocmon để duy trì nội môi và thể trạng của cơ thể. Bệnh lí thườngđược xem là trạng thái rối loạn cân bằng nội môi. Tuy nhiên thậm chícả trong tình trạng bệnh lí thì các cơ chế điều hòa nội môi vẫn tiếp tụchoạt động và duytrì chức năng củ cơ thể thông qua một chuỗi phảnứng bù trừ phức tạp. Trong nhiều trường hợp thì chính sự bù trừ nàysẽlàm cho nhiều chức năng đã bị rối loạn về mức bình thường. Khiđó rất khó để nhận ra nguyên nhân cơ bản của bệnh trong cơ thể.Chẳng hạn như, bệnh làm giảm khả năng bài tiết nước, muối củathận có thể dẫn đến chứng cao huyết áp. Sự bù trừ của cơ thể làm sựbài tiết trở về bình thường và tạo ra sự cân bằng giữa hấp thu và bàitiết của thận. Cân bằng này rất cần thiết để duy trì sự sống, nhưngnếu kéo dài tình trạng huyết áp cao có thể gây hư tổn nhiều cơ quan,trong đó có thận, thậm chí cònchứng tăng huyết áp và suy thận trầmtrọng hơn. Do đó, bù trừ hằng tính nội môi diễn ra ngay sau cácthương tổn, bệnh lí, hay chính tác động của môi trường đến cơ thể cóthể đại diện cho” sự đánh đổi” cần thiết để duy trì các chức năng sốngcủa cơ thểnhưng trong thời gian dài sau đó có thê dẫn đến những bấtthường của cơ thể. Sinh lý bệnh sẽ trả lời về sựbiến đổi các quátrình sinh lí khi cơ thể bị bệnh.

Dịch ngoại bào được vận chuyển trong qua cơ thể qua 2 giaiđoạn. Giai đoạn đầu tiên là chuyển động trong các mạch máu của cơthể, và thứ hai là chuyển động qua lại giữa các mao mạch máu vàkhoảng gian bào.Hình 1-1 cho thấy toàn bộ vòng tuần hoàn của máu trong cơ thể.Tất cả các máu trong hệ tuần hoàn đi qua toàn bộ vòng tuần hoàntrung bình 1 lần/phút khi cơ thể nghỉ ngơi và khi người hoạt động sẽ là6 lần /phút.Khi máu đi qua các mao mạch máu, có sự trao đổi liên tụccủadịch ngoại bào xảy ra giữa phần huyết tương của máu và dịch nộibào. Thành của cácmao mạch cho thấm qua hầu hết các phân tử trong huyết tương củamáu,ngoại trừ thành phần protein huyết tương, có thể do kích thướccủa chúng quá lớnđể đi qua các mao mạch. Vì vậy,phần lớn lượngdịch và các thành phần hòatan trong đó khuếch tán qua lại giữa máuvà khoảng kẽ và được thể hiện bằng các mũi tên trong hình. Quá trìnhkhuếch tán này là chuyển động động học của các phân tử trong cảhuyết tương và dịch nội bào. Đó là các phân tử chất lỏng và các chấttan được liên tục di chuyển hỗn loạn theo mọi hướng ở cả huyếttương và dịch nội bào tương tự như qua các mao mạch. Rất nhiềucác phần tử có kích thước lớn hơn 50 micromet trên các mao mạchđảm bảo sự khuếch tán của hầu hết các chất từmao mạch vào các tếbào trong vòng vài giây.

Như vậy, dịch ngoại bào có ở khắp mọi nơitrong cơ thể, ở cả huyết tương và dịch nội bào luôn luôn có các thànhphần trao đổi qua lại với nhau để duy trì sự hằng định nội môi trong cơthể.