Hội chứng thận hư có nguy cơ mắc các biến chứng do huyết khối

Hội chứng thận hư có nguy cơ mắc các biến chứng do huyết khối

Tác giả: BS Huỳnh Lê Thái Bão, Khoa Y, Đại học Duy Tân

-------------------------------

Bệnh nhi, 7 tuổi có bệnh cảnh hội chứng thận hư.

Được đưa đến khoa cấp cứu của bệnh viện trong với tình trạng rối loạn thần kinh.

Theo lời kể của mẹ bé thì vào buổi sáng cùng ngày thì cậu bé đã rơi vào tình trạng khó khăn trong việc vận động 1 nữa bên phải của cơ thể và đến chiều thì không thể gọi bé dậy sau giấc ngủ trưa
Kết quả khám: Liệt nữa người bên phải.

Thời gian Prothrombin của cậu bé là 12s.

Hình ảnh CT não:

 

Biết: “Thời gian Prothrombin và thời gian Quick: giống nhau, tính theo đơn vị là giây, bình thường là từ 11 – 13 giây.”
Bàn luận:
Hãy cho biết nguyên nhân gì có thể đã gây ra các triệu chứng trên bệnh nhân này?

Bệnh nhân đang bị đột quỵ tại não trái thứ phát xẩy ra sau khi xuất hiện tình trạng tăng đông máu.

Bệnh nhân mắc hội chứng thận hư có nguy cơ mắc các biến chứng do huyết khối vì:

Hội chứng thận hư sẽ làm mất 1 lượng protein trong đó có Antithrombin III, Protein C và protein S, tất cả có vai trò chống đông máu.

Bệnh nhân mắc hội chứng thận hư cũng thường có thêm các yêu tố khác góp phần vào tình trạng tăng đông bao gồm: cô đặc máu, tăng fibrinogen, và tăng tiểu cầu.

Các tình trạng rối loạn thần kinh ở bệnh nhân mắc Hội chứng thận hư cũng thường rất trầm trọng.

Bệnh sinh của biến chứng này là: Huyết khối có thể hình thành ở bệnh nhân hội chứng thận hư do mất các protein liên quan đến cơ chế đông máu toàn thân như antithrombin III (ATIII), protein C, protein S qua nước tiểu. Tăng tổng hợp các yếu tố có bản chất protein ở gan trong đó có các yếu tố đông máu để bù đắp cho giảm albumin máu như: fibrinogen, yếu tố V, VII, VIII, X. Tăng số lượng và tăng hoạt tính của tiểu cầu. Ngoài ra hiện tượng cô đặc máu cũng góp phần hình thành cục máu đông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành huyết khối trong hội chứng thận hư như sau:

- Bất thường trong kích hoạt và kết tập tiểu cầu, tăng số lượng tiểu cầu.

- Kích hoạt hệ thống đông máu.

- Tăng tổng hợp các yếu tố V, VII, VIII, X, von Willebrand, fibrinogen và tích lũy α 2 –macroglobulin.

- Giảm chất chống đông máu nội sinh: antithrombin III, protein C, protein S, và chất ức chế con đường đông máu nội sinh.

- Giảm hoạt động hệ thống tiêu sợi huyết: plasminogen, tiền chất của plasmin, và sự mất cân bằng của hai chất điều hòa chính của sự hình thành plasmin, chất ức chế plasminogen-1 và chất kích hoạt plasminogen mô.

- Thay đổi trong hệ thống cầm máu cầu thận.

- Thay đổi thể tích máu lưu hành.

- Máu bị cô đặc do dịch thoát ra khe gian bào và sử dụng thuốc lợi tiểu.

 

Case lâm sàng được tham khảo từ: Chapter 15 Renal, Page 349, First Aid Q&A for the USMLE Step 1, second edition.